Hướng dẫn tự làm thuốc trừ sâu sinh học bằng chế phẩm EM. Thuốc trừ sâu sinh học là những loại thuốc được làm từ những nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên: các loại lá có mùi hắc, tỏi, ớt, gừng,… và Chế phẩm sinh học EM.

Tính năng của thuốc trừ sâu sinh học:

– Có thể khống chế cùng lúc nhiều loại bệnh cho một loại cây trồng (Tác hại của nấm, thối nhũn, vàng lá, đốm đen, vi khuẩn gây hại, ruồi vàng, ốc sên, sâu bệnh gây hại, rệp sáp).

– Thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và đạt hiệu quả chất lượng nông sản phẩm.

– Có thể ngăn chặn, giảm thiểu tác hại của một số bệnh nguy hiểm mà các loại thuốc hiện hành không thực hiện được.

– Không làm chai cứng đất, góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.

– Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng.

Lợi ích khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học:

– Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng.

– Thuốc trừ sâu sinh học không gây ô nhiễm môi trường.

– Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, bà con sẽ tiết kiệm được 40 – 50% chi phí so với mua thuốc BVTV hóa học.

– Dễ pha chế, sử dụng.

Giúp bà con pha chế loại thuốc này đơn giản, dễ dàng và có thể thực hiện ngay tại nhà, Công ty TTNHH Thiết bị Công nghệ R.A.I xin giới thiệu đến bà con Hướng dẫn tự làm thuốc trừ sâu bằng chế phẩm EM hiệu quả.

Tự làm thuốc trự sâu sinh học

Thuốc trừ sâu sinh học (Hình ảnh mang tính chất minh họa)

Phần 1: Cách pha chế thuốc trừ sâu sinh học từ dấm, rượu và chế phẩm EM1

1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ

Bà con chuẩn bị các nguyên liệu như bảng sau:

Nguyên liệu Thể tích (Lít)
Chế phẩm EM1 1
Dấm 1
Rượu 1
Mật rỉ đường 1
Nước sạch (không có Clo) 6

Chuẩn bị dụng cụ: Xô nhựa 20 lít: 1 chiếc.

Bà con sử dụng chế phẩm EM1mật rỉ đường được Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp, phân phối trên toàn quốc.

tự làm thuôc trừ sấu sinh học

Chế phẩm EM1

tự làm thuốc trừ sâu sinh học

Mật rỉ đường

2. Các bước thực hiện

Bước 1: Bà con cho 1 lít mật rỉ đường vào xô đựng 6 lít nước ấm. Khuấy cho đến khi tan hết.

Bước 2: Đổ dấm, rượu (hoặc cồn pha loãng), sau đó cho chế phẩm EM1. Khuấy đều.

Bước 3: Bà con đậy kín xô nhựa bằng nắp có lót 1 lớp nilon bên trong, để đảm bảo môi trường yếm khí giúp vi sinh vật hoạt động tốt.

Lưu ý: Trong quá trình vi sinh vật hoạt động sẽ tạo ra khí gas. Vì vậy, bà con phải thường xuyên kiểm tra. Mở nắp xả hết khí. Sau đó, buộc chặt như cũ.

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ từ 25 – 300C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào. Không bảo quản trong tủ lạnh.

Bước 4: Sau 3 tháng, bà con lấy ra sử dụng (Lúc này, gas không còn sinh ra, có mùi thơm, ngọt).

Liều lượng:

Để phòng trừ sâu bệnh, bà con pha theo công thức:

Giai đoạn của cây Thuốc trừ sâu sinh học Nước sạch
Cây non 1 lít 500 lít
Cây trưởng thành 1 lít 100 lít

Bắt đầu phun sau khi nảy mầm, trước khi sâu bệnh xuất hiện. Phun trên các bộ phận của cây như thân, cành, lá, hoa quả.

Phun vào buổi sáng hoặc sau khi mưa to. Phun 2 ngày/ lần.

Xem thêm: Mẹo nhỏ dùng thảo dược tăng sức chống chịu bệnh cho cá

Phần 2: Cách pha chế thuốc trừ sâu sinh học từ các loại cây có mùi hương mạnh (lá xả, lá ngải cứu, lá bạc hà, lá cà chua…) và chế phẩm EM1

1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ

Bà con chuẩn bị nguyên liệu như trong bảng:

Nguyên liệu Khối lượng
Thân lá ngải cứu, xả,… 6 (Kg)
Chế phẩm EM1 1 (Lít)
Mật rỉ đường 1 (Lít)
Nước sạch 28 (Lít)

Chuẩn bị dụng cụ: 1 chiếc xô nhựa 50 lít.

2. Cách tiến hành

Bước 1: Cho 1 lít mật rỉ đường vào xô đựng 28 lít nước sạch. Sau đó cho tiếp chế phẩm EM1 vào, khuấy đều cho tan hết.

Bước 2: Băm nhỏ các loại thân, lá cây thành những đoạn từ 2 – 5cm rồi cho vào xô chứa rỉ mật, chế phẩm EM1 đã pha ở bước 1.

Bước 3: Bà con đậy kín miệng xô nhựa bằng nắp có lót 1 lớp nilon bên trong, để đảm bảo môi trường yếm khí giúp vi sinh vật hoạt động tốt.

Lưu ý: Bảo quản xô đựng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nhiệt độ từ 25 – 30ºC và tránh ánh nắng mặt trời.

Bước 4: Ủ lên men khoảng 5 – 10 ngày. Đảo trộn thân, lá cây trong xô đựng thường xuyên để xả gas.

Bước 5: Bà con lọc bỏ cặn là các loại thân, lá cây đã ngâm. Sau đó, bà con rót dung dịch thuốc trừ sâu sinh học đã ủ vào chai hoặc can nhựa đậy kín để dùng dần.

Lượng dùng: Bà con áp dụng theo công thức trong bảng:

Cách dùng Thuốc trừ sâu sinh học Nước sạch
Tưới vào đất 1 lít 500 – 1000 lít
Phun ướt cây 1 lít 100 – 500 lít

Bà con bắt đầu phun ngay từ đầu vụ, trước khi có sâu hại và dịch bệnh như là một biện pháp phòng ngừa bệnh. Nên phun đều đặn vào buổi sáng hoặc sau cơn mưa.

Trong trường hợp nếu có sâu bệnh xuất hiện, cần phun hàng ngày. Với nồng độ cao hơn (1:50 – 100) cho đến khi khắc phục hiện tượng này.

Bình thường nên phun từ 1 – 2 lần/tuần trực tiếp lên cây trồng. Phun thường xuyên giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh.

Chúc bà con thành công!

Tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật những tin tức về kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi mới nhất và tìm cho mình những sản phẩm phù hợp!