Măng tây xanh là loại rau cao cấp, có thân thảo, mọc thành bụi, lá kim, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 20 – 30oC (tốt nhất là 23 – 24oC). Năng suất măng tây thu hoạch sẽ tăng dần từ 20 – 30 tấn/ha/năm từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 lên 35 – 45 tấn/ha/năm, thời gian sinh trưởng khoảng 9 tháng. Măng tây xanh có giá  từ 70.000 – 100.000 đồng/kg. Trong măng tây xanh có chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng táo bón, chất Asparagine giúp lợi tiểu, phòng trị các bệnh ung thư, tiểu đường, suy gan và đau bàng quang.

Măng tây còn là nguồn cung cấp chất đạm Homocystein giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, chống béo phì và chống lão hóa da, ổn định kinh nguyệt, làm giàu sữa mẹ, giúp điều trị bệnh gout và bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol; có lượng Magnesium và Potassium cao giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa xơ vữa mạch vành và bệnh đột quỵ tim mạch rất hữu hiệu. Măng tây còn có Beta – Carotene giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Cây có khả năng khai thác từ 4 – 8 năm. Đây là đối tượng cây trồng mới, có thị trường tiêu thụ lớn mà mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mong muốn giúp bà con có thêm kiến thức trồng loại cây này, Công ty CPĐT Tuấn Tú tiếp tục giới thiệu Kỹ thuật trồng cây măng tây xanh.

Kỹ thuật trồng măng tây xanh

1. Thời vụ trồng măng tây xanh

Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 đến 30°C, bà con  có thể trồng vào 2 thời vụ:

– Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2, tháng 3 dương lịch.

– Gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.

2. Chuẩn bị đất trồng măng tây xanh

– Chọn các loại đất phù sa, đất đỏ, đất xám, thịt nhẹ có pha cát.

– Đất có độ tơi xốp cao , giàu mùn, giàu chất hữu cơ; thế đất cao ráo, dễ thoát nước; có tầng canh tác dày từ 30 – 40 cm. độ ẩm đất trung bình  từ 65 – 70%, độ pH từ 6,6 – 7,0, không bị phèn chua, không bị ngập úng trong mùa mưa, chủ động tưới nước trong mùa nắng.

– Đất được cày bừa kỹ, phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh và tuyến trùng, san cho bằng phẳng. Lên liếp rộng 100 – 120 cm, cao 20 – 25cm. Sau đó, bà con che phủ bằng nilon nhằm hạn chế cỏ dại.

Để làm đất, lên luống phù hợp cho cây trồng được dễ dàng hơn, bà con có thể sử dụng máy xới đất 3A do Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp tại thị trường Việt Nam.

Kỹ thuật trồng măng tây xanh

Hình ảnh máy xới đất 3A

Máy xới đất 3A được thiết kế với bộ bánh răng xới đất có đường kính rộng và dài giúp cho việc xới đất nhanh và sâu tới 70 – 90 mm. Đặc biệt, máy được thiết kế chạy bằng pin nạp điện nên khá thuận tiện cho bà con di chuyển đến những vùng đất xa nơi không có điện.

3. Ươm giống và gieo trồng măng tây xanh

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang bán các giống măng nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau, phổ biến là có các thương hiệu sau: Mary Washinton, UC – 800, UC – 157, Grande, Atlas, Jersey,…Đều cho năng suất từ 20 – 30 tấn/ha. Tuy nhiên, đối với khí hậu miền Bắc nước ta, bà con nên chọn giống Jersey F1với khả năng kháng bệnh và cho năng suất cao hơn 20% so với các giống khác.

– Ươm giống:

+ Lấy đủ số lượng hạt giống đem phơi nắng khoảng 2 – 3 giờ dưới ánh nắng cho hạt thật khô. Mục đích: Tăng độ hút nước của hạt giống.

+ Cho hạt giống vào bọc vải đưa vào nước chà xát nhiều lần cho hạt sạch tạp chất và màng bao vỏ hạt còn sót lại.

+ Khi hạt giống chuyển từ màu xám mờ sang màu đen bóng thì dừng lại.

+ Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 52°C (2 sôi : 3 lạnh) trong 12 giờ, vớt ra đem ủ trong vải sạch cho nứt nanh rồi đem gieo vào bầu ni lông có chứa đất sạch, phân hữu cơ và 1 ít tro bếp. Mỗi bầu gieo 1 hạt, hàng ngày tưới vừa đủ ẩm, chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt cho đến khi đủ tiêu chuẩn.

+ Cây giống đảm bảo gieo trồng:

Đường kính gốc măng: 3 – 5mm.

Chiều cao của măng: 50 – 70cm.

Số cọng rễ: 10 – 20 cọng.

Khi đó cây giống sẽ đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển ngoài đất trồng.

– Gieo trồng:

Thông thường, sau gieo từ 3 – 3,5 tháng, chiều cao cây đạt 25 – 30cm, thân có 1 – 2 nhánh, khỏe mạnh, không sâu bệnh gây hại thì đem trồng.

Nếu cây giống bạc đầu thì ta phải bổ xung thêm canxi. Nếu giá thể ươm giống dùng phân trùn quế + lân thì bầu giống đã sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây giống suốt thời gian 3 tháng ươm.

Mật độ trồng: Cây măng tây thường được trồng theo luống, theo từng hàng thẳng trên tim luống. Ta nên trồng theo hàng đơn: Cây cách cây 45cm, hàng cách hàng 1,2m. Với mật độ đó sẽ trồng được khoảng 18.000 – 20.000 cây/ha.

4. Cách chăm sóc

Tưới và thoát nước cho măng tây: Độ ẩm của đất trồng măng tây luôn luôn được giữ trong khoảng 60 – 70% là phù hợp nhất. Mùa hè ở miền bắc nước ta nắng gắt cần phải tưới 2 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm cho đất, nên tưới vào buổi sáng sau khi thu hoạch măng xong hoặc cuối buổi chiều mát. Trong thời gian thu hoạch măng thì không nên tưới vào buổi chiều vì sẽ làm đọng nước trên búp măng làm giảm thành phẩm của măng. Bà con có thể tưới nước theo rãnh, phun sương tùy theo thiết kế của mỗi nông trại hoặc bà con có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.

Kỹ thuật trồng măng tây xanh

Ưu điểm:

+ Tiết kiệm nước tưới từ 30 – 60% so với phương pháp tưới cổ truyền.

+ Dẫn nước (hoặc hỗn hợp phân bón, thuốc thuốc bảo vệ thực vật) đến đúng nơi cần tưới, giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

Trong trường hợp mưa kéo dài làm ngập măng thì bà con phải dùng bơm tháo nước ngay. Vì bộ rễ của măng bị ngập úng quá 24 giờ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến măng và kéo theo nhiều bệnh nấm.

– Cách làm cỏ cho măng tây: 

+ Chủ động làm cỏ trước khi trồng măng ra vườn. Từ khi chuẩn bị đất trồng cần làm sạch cỏ, phun thuốc diệt mầm cỏ. Trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/ lần.

+ Trong thời gian mới trồng được 1 – 5 tháng do cây còn nhỏ bộ rễ chưa phát triển rộng, để ngăn ngừa cỏ ta có thể phủ lên mặt luống màng phủ nông nghiệp, hoặc tro trấu, xơ dừa, rơm đã được khử mầm bệnh.

+ Trong thời gian dưỡng cây mẹ thay thế cũng có thể phun thuốc diệt cỏ. Một số loại thuốc diệt cỏ dùng cho măng tây: Dual, Fagon, Agropac, Terbacil, Dicamba,…

– Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngả cây:

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây măng sẽ cao lớn. Tăng dần số lượng thân cây trên một bụi và bung tàn rất rộng. Lứa thân cây thời gian sau sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, rất dễ làm đổ ngả cây trồng. Để giúp cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây.

Cách làm: Trên cùng hàng cây trồng, chen giữa các cây măng. Tiến hành cắm các cọc tre đường kính khoảng 5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau 3 – 4m. Dùng dây cước nilon chắc chắn giăng thành hàng đôi (kẹp cây măng ở giữa). Cách mặt liếp ở độ cao 50cm; rồi giăng thêm dây hoặc nâng dần đôi dây lên cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm tuỳ theo độ cao lớn của cây để giữ cây luôn đứng thẳng.

– Cắt hạ bớt ngọn cây để kích thích việc trổ măng:

Như trên đã nói, ở thời điểm sau khi trồng 135 ngày (4,5 tháng). Khi quan sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt >10 – 12mm (lớn hơn điếu thuốc lá). Lá cây mẹ chuyển sang màu xanh đậm là dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ cho măng thu hoạch. Để cây măng tây phát triển nhanh và nhiều chồi măng. Cần tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,2m. Để giúp cây mẹ phì to gốc và làm tăng thêm đáng kể lượng cành lá quang hợp cho cây. Kích thích mạnh việc trổ măng, đồng thời giúp cây tăng năng suất. Chất lượng măng lứa sau nhiều hơn, cao hơn lứa trước.

– Chụp nón trên đầu chồi măng để bảo vệ các lá đài:

Phần ngọn khoảng 10cm trên đầu các chồi măng non. Có phân bố các lá đài rất mẫn cảm với nước và đất, cát. Nước mưa, nước tưới hoặc đất, cát nếu lọt vào ứ đọng bên trong các lá đài. Sẽ làm hư thối các lá đài, làm hỏng chồi măng hoặc làm giảm chất lượng. Mất giá trị thương phẩm của măng.

Khi các chồi măng xuất hiện trên ruộng trồng cao khoảng 5 – 6cm. Cần tạo ra các mũ chụp hình chóp nón cao khoảng 6 – 8cm bằng nhựa. Để chụp nón trên đầu các chồi măng để bảo vệ các lá đài. Làm hạn chế sự phát triển của các lá đài đồng thời kềm hãm sự già hóa của chồi măng. Giúp tạo ra các chồi măng đẹp ngọn, có giá trị thương phẩm cao hơn.

– Lượng phân và cách bón phân cho măng tây xanh:

Lượng phân bón cho 1 ha trồng măng tây xanh:

Loại phân bón Bón lót (Kg) Bón thúc (kg)
Bón thúc lần 1 (Sau trồng 15 ngày) Bón thúc lần 2 (Sau trồng 30 ngày) Bón thúc lần 3 (Sau trồng 45 ngày) Bón thúc lần 4 (Sau trồng 120 ngày) Bón thúc lần 5 (Sau trồng 135 ngày)
Phân hữu cơ 30 000 0 0 0 0 0
Phân NPK (15 – 15 – 15) 300 150 0 200 0 0
Phân NPK (16 – 16 – 8) 0 0 150 0 300 0
Phân NPK (21 – 7 – 14) 0 0 0 0 0 400

Lưu ý: Khi thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được khoảng 15 ngày thì bón thúc 300 kg NPK 21 – 7 – 14; thu tiếp 15 ngày thì tạm ngừng thu hoạch. Tránh cây bị mất sức làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của đợt thu tiếp theo.

Trong một chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 3 tháng. Cần tiến hành bón thúc phân đều đặn 15 ngày/lần với 400 kg NPK 21 – 7 – 14. Tùy theo sự phát triển của cây mà ta có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học bón lá (WEHG,Agrostim, GA3,…). Để kích thích cây măng phát triển cho nhiều măng cũng như chất lượng măng tốt hơn

Bà con phải vun đất cao 5cm đậy gốc cây sau mỗi lần bón phân.

5. Tình hình sâu bênh hại.

Phun khi thấy xuất hiện dế nhũi, rệp. Khi chuẩn bị thu hoạch thì ngừng phun.

Loại sâu Thuốc sử dụng Cách phòng trừ
Sâu xanh ăn lá Chế phẩm Chlorban 50, EC, Vertimec, Biocin, Actamec và Abamix. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Phun phòng định kỳ 10 ngày 1 lần. Khi chuẩn bị thu hoạch thì ngừng phun.
Bọ trĩ, rầy Sagomycine, Confidor, Regent,… (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Phun khi thấy xuất hiện bọ trĩ, rầy. Khi chuẩn bị thu hoạch thì ngừng phun.
Dế nhũi, rệp Có thể dùng các loại thuốc diệt rầy (cũng có thể tưới dung dịch nước rửa chén Sunlight, Mỹ Hảo pha loãng).

 

Thấy thân cây bị đốm 5 – 7 vết, bắt đầu phun thuốc coa hoạt chất Azoxystrobin, Propiconazole, Tebuconazole, Difenoconazole, thuốc Bavistin (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Loại bệnh Biểu hiện Cách phòng trừ
Bệnh thán thư Thân măng bị đốm vàng, nâu vàng.

Lá bị vàng.

Cổ gốc bị loét.

Bệnh thối gốc, rễ và chồi măng Gốc, rễ, mầm măng bị thối nhũn. Dùng thuốc Trestomycin để điều trị. (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Bệnh khô cành Cành măng bị khô cong. Sử dụng Benlat C để trị bệnh (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Bệnh sương mai Chóp lá màu xám xanh lan rộng ra phiến lá. Phần giữa vết bệnh có chấm nâu, có lớp mốc trắng bên ngoài Phun ngay khi phát hiện bệnh (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Bệnh gỉ sắt Chóp lá bị vàng. Sử dụng Benlat C (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

6. Thu hoạch.

Sau 6 tháng trồng thì măng tây xanh cho thu hoạch. Việc thu hoạch sản phẩm măng tây xanh khá đơn giản: Khi các chồi măng nhú lên cao khỏi mặt đất khoảng 25cm – 30cm. Là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm măng chất lượng cao. Sau khi thu hoạch, không nên để măng tây xanh tiếp xúc với ánh nắng. Làm cho chồi măng nhanh chóng bị già hóa. Măng sẽ có nhiều xơ, mất dinh dưỡng, giảm chất lượng và mất giá trị thương phẩm.

Thời gian thu hoạch măng tây xanh là buổi sáng, thường từ 5 – 9 giờ sáng mỗi ngày. Trước khi mặt trời mọc để măng tránh tiếp xúc với ánh nắng.

Ngay sau khi thu hoạch, cần tiến hành sơ chế phân loại, rửa sạch, cắt cỡ. Cột thành bó xong phải chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua để họ còn kịp thời gian chế biến. Bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu. Măng đã thu hoạch. Nếu chưa sử dụng ngay cần phải được bảo quản lạnh 20C. Hoặc cắm chân măng vào 3 – 5cm nước (đá) lạnh.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu, chia sẻ những kiến thức về Kỹ thuật trồng măng tây mang lại năng suất cao. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi! Tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật những tin tức chăn nuôikỹ thuật gieo trồng mới nhất và tìm cho mình những sản phẩm phù hợp nhất!

Chúc bà con trồng măng tây có năng suất, chất lượng cao.