Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ cho quả đẹp và năng suất

Thanh long ruột đỏ giống như tên gọi, có phần ruột màu đỏ tím, giàu vitamin và khoáng chất… Loại cây này thích nghi với khu vực có nhiều ánh sáng, có khả năng chịu hạn tốt, dễ trồng và đem giá trị kinh tế cao.Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu chi tiết kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ để có vườn thanh long chất lượng.

kỹ thuật trồng thanh long, thanh long ruột đỏ,

Quả thanh long ruột đó có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ cho quả ngọt, trái sai

Thực hiện chôn cọc trụ

Cây thanh long ở nước ta là loại có thân, cành khá mềm yếu, cần trườn bò lên trụ đỡ. Bởi vậy, trong kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ cũng như thanh long ruột trắng, điều cần lưu ý đầu tiên là vấn đề chọn lựa và chôn trụ đỡ cho cây.

Đa số các nhà vườn thường sử dụng trụ chết bằng loại gỗ có khả năng chịu đựng được nắng, mưa, lâu mục hoặc trụ bê tông. Đường kính của các cây trụ gỗít nhất phải đạt 25 cm, có chiều dài khoảng 2,5 – 2,7 m. Đối với trụ bằng bê tông, phải là trụ bê tông cốt sắt, đúc vuông mỗi cạnh 12 -15 cm. Thường sau khi chôn, phần trụ còn thừa trên mặt đất khoảng 2 m là được.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nông dân trồng thanh long có xu hướng sử dụng loại cọc trụ nhỏ hơn (đường kính trụ gỗ khoảng 15 cm hoặc các cạnh rộng 12 cm đối với trụ bê tông) và chôn sâu hơn, tức là phần cọc trên mặt đất có độ cao từ 1,6 – 1,8 m do giá gỗ thích hợp cũng như giá vật liệu xi măng, cốt thép ngày càng đắt đỏ và việc để các cây trụ quá cao gây nhiều khó khăn khi chăm sóc.

kỹ thuật trồng thanh long, thanh long ruột đỏ

Người dân làm cọc trụ cho cây thanh long

Khi chuẩn bị cọc trụ cho vườn thanh long, cần lưu ý đào những hố đất sâu, rộng để đảm bảo cột trụ được chôn một cách chắc chắn.Việc đào các hố chôn trụ có thể khiến người dân tốn khá nhiều thời gian, nhân công cũng như công sức và tiền bạc.Bởi vậy, khi thực hiện công việc này, tốt nhất nên sử dụng các loại máy khoan có năng suất cao, với các mũi khoan phù hợp.

Có thể tham khảo một số loại máy khoan như: máy khoan đất chôn trụ hoặc loại máy khoan có giá đỡ để rút bớt thời gian thực hiện.

Những loại máy khoan này đều có mũi khoan với đường kính khoảng 200 – 300 mm, độ sâu khoan lỗ tới 600 mm, rất phù hợp cho công việc khoan lỗ chôn cọc trồng thanh long.

Lưu ý khoảng cách mỗi trụ (mật độ: 1100 trụ/ha, khoảng cách mỗi trụ: 3m x 3m) để thanh long phát triển tốt.

Thực hiện hom giống

kỹ thuật trồng thanh long, thanh long ruột đỏ

Chuẩn bị hom giống thanh long đỏ

Trong hầu hết các kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ ở nước ta, cây thanh long được trồng bằng các hom giống, tức là đoạn thân cây được giâm thành cây mới.

Nếu bạn muốn thanh long có chất lượng tốt, quả đẹp, vị ngon, cần lưu ý chọn những hom tốt. Hom phải có độ dài từ 50 – 70cm, cành to khoẻ, có màu xanh đậm và mọc thẳng, không bị sâu bệnh.Các mắt mang chùm gai phải mẩy, khả năng nẩy chồi (mụt) tốt.Tuổi của cành để làm hom cần lớn hơn 6 tháng, tốt nhất từ 1 – 2 năm trở lên.

Đáy hom phải được cắt bỏ phần thịt bên ngoài (đoạn này dài 3-5cm), lưu ý để lại phần lõi để tránh làm hom giống bị thối. Phần đáy hom nên được nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm để giúp hom không bị bệnh. Lưu ý, không nên nhúng hom quá lâu, chỉ cần 5 phút là có thể giúp hom phòng ngừa nấm bệnh.

Sau khi chuẩn bị xong, để hom giống trên nền đất khô ráo, thoáng mát.Khoảng 10 – 12 ngày sau, hom bắt đầu mọc rễ thì đem trồng.

Chuẩn bị đất cũng là một yêu cầu kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ

Bạn cần chuẩn bị đất từ 1 – 2 tuần trước khi trồng thanh long. Cần lưu ý, cách chuẩn bị đất còn phụ thuộc vào địa hình nơi trồng thanh long là vùng đất cao hay đất thấp mà khâu chuẩn bị cũng sẽ có sự khác biệt.

Nếu định trồng thanh long ruột đỏ ở vùng đất cao như đất rừng, đất thổ cư hay sát chân núi… loại đất này có đặc điểm là đất xám bạc màu và nhiều cát. Như vậy, ở khu vực này không cần tạo mô, đào rãnh, chỉ cần bón lót phân chuồng là được.

Trong trường hợp vườn thanh long ở khu đất thấp, việc chuẩn bị đất bao gồm làm mô đất và tạo rãnh giúp thoát nước cho cây. Mô đất để trồng thanh long phải được lót phân chuồng và trộn với lớp đất mặt, có độ cao từ 10 -15 cm, đường kính từ 60 – 80 cm. Bạn cũng có thể tưới thêm dung dịch thuốc trừ nấm cho mô đất trước khi trồng để phòng ngừa nấm bệnh cho thanh long.

Lưu ý, dù bạn áp dụng kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ nào, đều cần cày bừa đất kỹ càng trong mùa nắng, phơi đất để trừ cỏ dại thường xuyên.Ngoài ra, tuyệt đối không để rễ thanh long bị ngập nước, như vậy nhánh thanh long sẽ bị vàng, năng suất không cao.

Thời vụ thích hợp để trồng thanh long ruột đỏ

Yếu tố thời vụ cũng là một nội dung khá quan trọng trong kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ. Bởi nếu trồng đúng thời vụ, việc chăm sóc loại cây này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.Thật ra, cây thanh long ở nước ta có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất bạn nên trồng vào mùa xuân và mùa thu.

Cụ thể, ở các vùng đất thấp, trồng thanh long vào khoảng tháng 10 -11 dương lịch (mùa thu) không chỉ tránh được nguy cơ ngập úng mà còn lợi dụng được độ ẩm cuối mùa mưa. Tuy nhiên, vào mùa này nên chú ý giữ ẩm cho cây vào những ngày nắng, vì cây con có khả năng chịu nắng hạn kém.

Những khu vực thiếu nước nên trồng vào khoảng tháng 4 -5 dương lịch (mùa xuân hay đầu mùa mưa), như vậy sẽ đảm bảo nước tưới cho cây.Thời gian này cũng có nhược điểm là rơi vào mùa thanh long ra hoa, hom dễ bị thiếu, bởi vậy cần lưu ý giâm hom cho vụ sau sớm, người trồng cần tính toán thời gian giâm hom cũng như thời gian trồng phù hợp.

  • Thực hiện trồng hom

kỹ thuật trồng thanh long, thanh long ruột đỏ

Trồng hom giống thanh long

Khi đã chuẩn bị đầy đủ, việc đặt hom (trồng hom) rất đơn giản. Bạn chỉ cần đặt phần lõi (đã nhú rễ) xuống đất, dùng dây buộc cành vào cột trụ. ( Lưu ý, nên để mặt phẳng của thân thanh long ôm sát trụ, mỗi trụ đặt từ 3 – 4 hom). Ở các vùng đất cao, nếu đất khô và hết mưa, bạn cần ủ gốc để giữ ẩm.

  • Cách chăm sóc thanh long ruột đỏ

Sau khi đặt hom, bạn phải nhớ tưới nước thường xuyên khoảng 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên cũng không thể tưới nước quá nhiều. Sẽ làm gốc cây bị thối và chết. Khi cây lớn có thể tùy theo thời tiết để tưới nước. Chỉ cần lưu ý không để cây quá khô hoặc quá ẩm là được.

Nếu cây đang trong quá trình sinh trưởng, cần thường xuyên tỉa cành cho cây. Bạn lưu ý chỉ để lại 1 cành từ mặt đất tới đỉnh trụ. Buộc cành sát vào trụ để rễ khí sinh của cành mọc ra có thể dễ dàng bám chặt vào trụ. Và không bị gãy khi gặp mưa, gió.

kỹ thuật trồng thanh long, thanh long ruột đỏ

Chăm sóc tỉa cành tạo tán cho thanh long ra nhiều quả

Cây trưởng thành, cành trên đỉnh trụ cần được cắt tỉa tạo tán tròn và phân bố đều quanh trụ. Tỉa các cành theo nguyên tắc: một cành mẹ, 2 cành con. Để lại các cành to, khỏe. Tỉa bỏ cành bị sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành đã cho quả 2-3 năm.

  • Thực hiện bón phân 

Ở mỗi giai đoạn, cây thanh long đỏ cần có chế độ bón phân khác nhau. Bạn có thể bón 3 lần/năm hoặc bón rải ra nhiều lần trong năm. Riêng phân chuồng thì chỉ cần bón 1 lần sau tỉa cành. Với kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ, cách chuyên gia khuyến khích nên bón phân theo 3 đợt:

kỹ thuật trồng thanh long, thanh long ruột đỏ

Thích hợp bón phân cho thanh long để cây mau ra tán

Đợt bón phân đầu tiên: Sau khoảng 2 tuần, khi cây đã phát triển ra bộ rễ đầy đủ. Khi đó, bạn có thể bón phân Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới, liều lượng 20-30g/trụ. Cứ 10 ngày lại tưới bón một lần.

Đợt bón phân thứ 2 là khi cây được 3-12 tháng. Giai đoạn này, bà con cần tiếp tục sử dụng phân như ở đợt bón đầu tiên. Nhưng tăng lượng phân bón lên, mỗi trụ tưới khoảng 30-50g. Quá trình thực hiện cần cách ra 15 ngày mới bón một lần. ( Lưu ý thời gian bón cũng tuỳ thuộc loại đất và phải kéo dài theo tuổi cây).

Đợt bón thứ 3, khi cây đã trồng từ 1-3 năm. Người trồng có bón phân chuồng đã được ủ hoai mục. Hoặc phân hữu cơ với liều lượng từ 20 – 50 kg/trụ/năm. Chia làm 2 lần bón: khi cây chuẩn bị ra hoa rộ và sau giai đoạn cho trái rộ. Hoặc cũng có thể bón thêm vào giai đoạn sinh cành mới và chuẩn bị nuôi trái vụ.

Lưu ý:

  • Khi cây ra hoa và nuôi quả cần lượng phân lân và kali cao. Còn phân đạm, chỉ bón nhiều khi cần kích thích sinh cành mới.
  • Để kích thích cây nhanh ra hoa, giúp quả có hình dạng đẹp hơn, lớn hơn. Bạn có thể tưới phân bón lá cho cây. Tuy nhiên, trước khi thu hoạch quả khoảng 2 tuần, phải ngừng công việc này lại.
  • Cách loại bỏ sâu bệnh hại trong kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ

kỹ thuật trồng thanh long, thanh long ruột đỏ

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh để thanh long có chất lượng cao

Khi trồng và chăm sóc cây thanh long ruột đỏ. Có một số loại sâu bệnh hại luôn phải lưu ý như kiến, ruồi đục trái, bọ xít. Bệnh thối cành, nám cành, thán thư. Bà con có thể phun thuốc hoặc đặt bẫy diệt côn trùng. Bọc quả sau khi thụ phấn và phun thuốc phòng, trị bệnh cho cây. Sau khoảng 29 đến 31 ngày kể lúc hoa nở, có thể thu hoạch thanh long.

Với những kiến thức từ kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ mà chúng tôi vừa chia sẻ. Hy vọng bà con sẽ có những vườn thanh long khỏe mạnh. Dồi dào sức sống và cho những quả thanh long ngon, đẹp mắt, sai trĩu cành.

Tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật những kỹ thuật gieo trồngkỹ thuật chăn nuôi mới nhất và tìm cho mình những sản phẩm máy nông nghiệpmáy chăn nuôi phù hợp cho phát triển kinh tế!