Ở Việt Nam hiện nay có 80% dân số sống chủ yếu bằng nông nghiệp, trong đó chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, phần lớn các hộ chăn nuôi lợn hiện nay vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là quy mô hộ gia đình.

Đã có rất nhiều hộ chăn nuôi vay vốn để đầu tư chuồng trại nuôi theo mô hình bán công nghiệp. Sử dụng thức ăn chăn nuôi tổng hợp do các nhà máy thức ăn chăn nuôi cung cấp nhưng cám công nghiệp đến được chuồng nuôi của bà con có giá quá cao do phải gánh thêm nhiều nấc phân phối và phí vận chuyển. Đặc biệt việc lợn ăn cám công nghiệp nhiều, thiếu rau xanh trong khẩu phần ăn nên có sức đề kháng rất thấp. Nếu việc vệ sinh chuồng trại và phòng dịch không đạt yêu cầu thì lợn rất dễ bị nhiễm bệnh. Do đó rất nhiều gia trại, nông trại đã lỗ phải treo chuồng.

Men vi sinh BTV

Bài toán lớn cho chăn nuôi lợn ở nông thôn đã có lời giải.

Đầu năm 2010 nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu đã chế tạo thành công Máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3A dùng cho quy mô nông trại và gia trại. Chỉ với một chiếc máy chạy điện dân dụng bình thường, có thể giúp bà con chăn nuôi tự chế biến thức ăn cho lợn bằng các nguyên liệu giá rẻ có sẵn tại địa phương.

Máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3A có công dụng chính là băm nhỏ phụ phẩm nông nghiệp để bảo quản thức ăn thô cho lợn. Ngoài ra, máy còn nghiền được ngũ cốc thành bột và đặc biệt là xay nhuyễn nát thức ăn.

Khi bà con chăn nuôi sử dụng máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3A kết hợp với công nghệ lên men làm chín thức ăn cho lợn bằng chế phẩm men vi sinh BTV bài toán đã có lời giải. Bà con chăn nuôi đã đỡ vất vả do tận dụng được nguồn thức ăn rẻ tại địa phương cho lợn ăn. Lợn lớn nhanh ít bệnh nên bà con đã có lãi. Môi trường đỡ ô nhiễm hơn, người tiêu dùng có thực phẩm sạch. Giải pháp này đã được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá rất cao. Các phương tiện thông tin đại chúng như Đài truyền hình Việt Nam cũng đã giới thiệu trên nhiều chương trình.

1. Chuẩn bị

a. Nguyên liệu

+ Nguyên liệu khô: Thóc, sắn, ngô,…

+  Nguyên liệu tươi: Rau, bèo, cỏ, bã đậu, bã sắn,…

Men vi sinh BTV: Có chứa các enzyme và vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa của con vật.

+ Nước sạch

Men vi sinh BTV

b. Dụng cụ

Máy băm nghiền đa năng 3A

+ Cân

+ Thùng có nắp đậy, bao tải có lót ni long

+ Xẻng

Máy băm nghiền đa năng

2. Cách tiến hành

Có 2 phương pháp lên men thức ăn đều cho hiệu quả tốt. Bà con có thể tùy chọn sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Cách 1: Phương pháp lên men ướt

Phương pháp này rất dễ làm, không tốn công, cho lên men nhanh trong mọi điều kiện. Có thể lên men các loại bã đậu, bã sắn, các loại rau cỏ đã nghiền nát bằng máy 3A, thức ăn lên men đạt chất lượng tốt. Phương pháp này áp dụng tốt nhất với các hộ chăn nuôi gia đình, với lượng thức ăn ít, có thể cho ăn hết trong ngày.

Bước 1: Cân 60kg các nguyên liệu khô như ngô, thóc, sắn,… đưa vào máy băm nghiền đa năng 3A dùng chế độ nghiền bột khô, nghiền nhỏ thành dạng bột

Bước 2: Cân 40kg các nguyên liệu như rau, bèo, cỏ, bã đậu, bã sắn,…đưa vào máy băm nghiền đa năng 3A dùng chế độ nghiền nhuyễn để nghiền nát ra.

 Bước 3: Tạo nước men bằng cách lấy 0,5 kg men vi sinh BTV và 4 kg bột đã nghiền cho vào thùng, sau đó cho vào 100 lít nước sạch (nước không có sắt, không nhiễm mặn, không chứa chlorine. Nước máy sử dụng hằng ngày thường chứa Chlorine, bà con nên để qua đêm để Chlorine bay hết).

Khuấy đều để trong 1 giờ.

Bước 4: Tiếp theo lấy lượng bột đã nghiền còn lại trộn đều với 40kg nguyên liệu rau, bèo đã nghiền nát.

Đổ từ từ vào thùng có nước men cho đến hết, thấy nước hơi ngập mặt bột, tạo hỗn hợp sệt là được.

Lưu ý: Khi đổ vào thùng không đổ đầy, để cách miệng thùng khoảng 15 – 20 cm, tránh sau khi lên men thức ăn bị đầy, nổi lên trên và tràn ra ngoài.

Bước 5: Để hở miệng thùng 4 – 5 giờ sau mới đậy kín thùng. Thùng để ở nơi ấm trong mùa đông, thoáng mát trong mùa hè đế lên men được tốt.

 Thời gian lên men: Phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời (nhiệt độ từ 30°c trở lên thì để khoảng 24 giờ), (nhiệt độ từ 30°c trở xuống thì từ 24 – 48 giờ), khi nào thức ăn có mùi thơm mát và chua nhẹ thì có thể làm thức ăn cho đàn gia súc。

Cách 2: Phương pháp lên men khô – ẩm

Phương pháp này yêu cầu quy trình lên men chặt chẽ hơn và chỉ dùng lên men với các loại bột (không tận dụng được rau cỏ nghiền hoặc bã đậu, bã sắn, …). Tuy nhiên nó có thể áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi lớn.

Bước 1: Cân 100kg các nguyên liệu khô như ngô, thóc, sắn,… đưa vào máy băm nghiền đa năng 3A dùng chế độ nghiền bột khô, nghiền nhỏ thành dạng bột

 Bước 2: Trộn trước 0,5kg men vi sinh BTV với khoảng 10kg hỗn hợp bột ở trên cho đều.

Trộn hỗn hợp men đã trộn ở trên với lượng bột ngô, thóc và sắn còn lại: rải một lớp bột sau đó rải một lớp hỗn hợp men, cứ như vậy sau vài lần thì dùng xẻng trộn đều.

Bước 3: Dùng 40 lít nước sạch tưới đều lên hỗn hợp bột và men ở trên. Sau đó đảo cho thật tơi và đều, để yên như vậy trong khoảng 3 giờ.

Bước 4: Cho vào thùng hoặc bao tải có lót ni lông nhưng không được lèn chặt. Để hở miệng bao tải, sau 5-6 giờ thì buộc chặt hoặc đậy kín. Ủ ở nơi ấm (trời lạnh), nơi thoáng mát (trời nóng).

Thời gian ủ lên men: Nhiệt độ ngoài trời cao (trên 30°C) để khoảng 24 – 36 giờ. Nhiệt độ ngoài trời thấp (dưới 25°C) để khoảng từ 36 – 48 giờ. Thức ăn có mùi thơm mát và chua nhẹ là dùng được.

Trong quá trình sử dụng hạn chế mở nắp thùng để tránh hiện tượng thức ăn bị nhiễm nấm.

3. Cách cho lợn ăn thức ăn lên men

Thức ăn được lên men sẽ giúp con vật tăng sự hấp thu thức ăn và kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cho lợn tăng trọng nhanh hơn. Bà con vẫn cần bổ sung thêm một lượng nhất định thức ăn đậm đặc vào trong khẩu phần ăn. Trước khi cho ăn mới trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc.

Bà con phối trộn với tỉ lệ như sau:

+ Với lợn con, lợn còn nhỏ: 1kg thức ăn đậm đặc + 5 kg thức ăn đã ủ men

+ Với lợn choai từ 20-60kg/con:1 kg cám đậm đặc + 6kg thức ăn đã ủ men

+  Với lợn có trọng lượng từ 61kg – 100kg: 1kg thức ăn đậm đặc +7kg thức ăn đã ủ men

Với lợn con mới tách mẹ nên cho ăn dần dần từ thấp lên cao. Đến khi nào lợn ăn quen mới cho ăn toàn bộ thức ăn ủ men. Đối với lợn nái chửa nên cho ăn bình thưởng nhưng lưu ý giảm lượng thức ăn trước và sau đẻ 3 ngày sau đó lại tiếp tục cho ăn như bình thường.

Ngoài ra, thức ăn ủ men cũng có thể cho các loại gia cầm như gà, vịt, ngan ăn. Với tỷ lệphối trộn 1/5 (1kg cám đậm đặc + 5kg cám đã ủ men).

4. Một số lưu ý khi ủ thức ăn

+ Dụng cụ sử dụng trong quá trình ủ phải sạch sẽ để tránh nhiễm tạp. ( Thức ăn tăng nhiệt nhưng không có mùi thơm)

+ Túi hoặc thùng đựng phải buộc hoặc đậy kín. Không bị thủng nếu không thức ăn sẽ bị mốc trắng do nhiễm nấm.

+ Không lên men thức ăn đậm đặc vì sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó.

Men ủ thức ăn chăn nuôi BTV do Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Thú y sản xuất và được Công ty CPĐT Tuấn Tú phân phối tại Việt Nam. 

Để có được hướng dẫn kỹ thuật và cung cấp men ủ thức ăn chăn nuôi BTV. Bà con có thể liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0984 930 099.