Rỉ mật đường là một phụ phẩm của ngành sản xuất mía đường, thu được sau khi kết tinh đường tinh thể. Là chất lỏng có độ đặc sánh cao, màu nâu đen. Rỉ mật đường được sử dụng trong chăn nuôi, cho các ngành công nghiệp xử lý nước thải, ngành thủy hải sản, sản xuất cồn công nghiệp, phân bón.

Rỉ mật đường

Túi chứa rỉ mật đường

Thành phần tiêu chuẩn của rỉ mật thường được chia thành 3 phần: đường, chất hữu cơ không đường và chất khoáng.

Đường: các loại gluxit hòa tan (đường đôi và đường đơn) là thành phần dinh dưỡng chính của rỉ mật, trong đó sucroza chiếm 44%, Fructoza chiếm 13%, Glucoza chiếm 10%, Axitamin chiếm 3%, các chất khác chiếm 30%.

Chất hữu cơ không đườngTrong rỉ mật mía chứa một lượng đáng kể các axit hữu cơ. Trong đó chủ yếu là axitacotinic. Rỉ mật chứa các axit béo bay hơi, trung bình khoảng 1,3%. Trong rỉ mật không chứa xơ và lipit. Tỷ lệ protein thô trong rỉ mật mía tiêu chuẩn là rất thấp (3-5%).

Chất khoáng: Rỉ mật là một nguồn giàu khoáng. Hàm lượng Ca trong rỉ mật mía cao tới 1%. Rỉ mật mía giàu Na, K, Mg và S và chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng như Cu (7 ppm), Zn (10 ppm), Fe (200 ppm), Mn (200 ppm).

Ứng dụng của Rỉ mật đường :

– Sử dụng để ủ chua cỏ voi, thân cây ngô,… dự trữ thức ăn cho gia súc.

– Là nguyên liệu chính để hoạt hóa chế phẩm sinh học EM1 gốc. Sử dụng cho chăn nuôi, trồng trọt, ủ phân hữu cơ vi sinh, xử lý môi trường,…

– Sử dụng làm chất phụ gia thức ăn trong chăn nuôi bò.

– Nguyên liệu sản xuất men thực phẩm

– Là nguyên liệu sản xuất bột ngọt (mì chính)

– Là nguyên liệu sản xuất cồn

·Mời quý vị và bà con xem thêm bài: “Cách ủ chua cây ngô và các phụ phẩm của ngô bằng rỉ mật làm thức ăn cho gia súc”.