Vỏ cà phê là phế phẩm sau khi xay xát quả cà phê, thường được người dân chất thành đống và đợi tới mùa mưa thì đem đổ vào rẫy cà phê, nhằm hạn chế mọc cỏ dại, một thời gian sau nó sẽ tự mục làm tơi xốp đất. Thời gian vỏ cà phê bị mục khoảng 3 – 4 tháng. Do chất dinh dưỡng trong 1kg vỏ cà phê tương đương 3 kg phân chuồng loại tốt, hàm lượng hữu cơ cao (trên 30%) nên vỏ cà phê khi đem bón mà không được ủ hoai mục sẽ làm cho cây cà phê, hồ tiêu dễ bị nhiễm bệnh (chất đường có trong vỏ cà phê là môi trường thuận lợi và thức ăn cho các loài nấm hại phát triển mạnh).

Ủ vỏ cà phê làm giá thể trồng rauKỹ thuật ủ vỏ hạt cà phê thành phân hữu cơ vi sinh

Giúp bà con giảm chi phí phân bón và cải thiện độ phì nhiêu của đất để có năng suất cây cà phê, hồ tiêu cao hơn vào những vụ trồng sau, Công ty CPĐT Tuấn Tú xin giới thiệu với bà con Kỹ thuật ủ vỏ hạt cà phê thành phân hữu cơ vi sinh.

Kỹ thuật ủ vỏ hạt cà phê thành phân hữu cơ vi sinh

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu Khối lượng
Vỏ quả cà phê 1.000 kg
Phân chuồng (bò, lợn, gà, vịt…) 100 kg
Urê/NPK (5 – 10 – 3) 5 kg
Lân supe dạng bột 25 kg
Rỉ mật 3 lít
Chế phẩm EM1 3 lít
Vôi bột 10 kg

1.1. Chuẩn bị dụng cụ

– Bạt: Dùng để đậy lên đống phân ủ tránh nắng mưa và đảm bảo nhiệt độ của đống ủ.

– Cân: Định lượng chính xác các thành phần cho vào đống ủ.

– Cuốc, xẻng: Phối trộn và đảo trộn đống ủ.

– Thùng ô doa: Tưới chế phẩm và tưới nước để đảm bảo độ ẩm của đống ủ.

2. Cách tiến hành.

Bước1: Bà con tiến hành chọn vị trí ủ cho phù hợp: Ủ trên sân xi măng, ủ nơi đất nện có lót bạt.

Bước 2: Trộn đều nguyên liệu của đống ủ theo công thức:

Nguyên liệu Khối lượng
Vỏ quả cà phê 1000 kg
Phân chuồng (bò, lợn, gà, vịt… 100 kg
NPK (5 – 10 – 3) 5 kg
Lân supe dạng bột 25 kg

Bà con dùng chang hoặc cào để dàn mỏng lớp vỏ hạt cà phê có độ dày khoảng 20 – 25 cm.

Ủ vỏ cà phê làm giá thể trồng rauKỹ thuật ủ vỏ hạt cà phê thành phân hữu cơ vi sinh

Bước 3: Pha chế phẩm vi sinh với nước theo công thức:

Rỉ mật Chế phẩm EM Nước sạch
3 lít 3 lít 200 lít

Hòa tan 3 lít rỉ mật đường vào 200 lít nước. Khuấy cho tan kỹ, sau đó cho 3 lít EM1 vào và khuấy cho tan hết. Cuối cùng cho đạm ure vào khuấy cho tan kỹ để tưới cho đống ủ.

Công ty CPĐT Tuấn Tú đang phân phối chế phẩm EM1 và rỉ mật đường. Bà con tham khảo thêm về những ứng dụng tuyệt vời và cách sử dụng chế phẩm EM.

Ủ vỏ cà phê làm giá thể trồng rau

Bước 4: Tưới dung dịch đã pha ở Bước 1 vào từng lớp vỏ hạt đã chang và rắc phân lân cho đều. Độ ẩm đạt khoảng 50 – 60 % là đạt (Nắm bằng tay giữ nguyên khối là đạt. Ướt quá – nắm nguyên liệu nước rịn qua ngón tay thì cho thêm vỏ hạt vào. Khô quá nắm vào thì vỡ ran gay bổ sung thêm nước).

Cứ 20 – 25 cm tưới 1 lần đến khi đống ủ cao 1,5 – 2 m thì dừng lại. Đậy bạt.

Bước 5: Sau 3 – 4 ngày đầu tiên mở ra đảo trộn. Sau lần đảo trộn đầu tiên, cứ khoảng 7 – 10 ngày đảo trộn 1 lần. Đảo từ ngoài vào trong, trộn đều. Sau mỗi lần trộn xong thì đậy lại.

Ủ được 30 ngày là bà con có thể sử dụng bón cho cây trồng, hoặc đóng bao bảo quản (không quá 6 tháng). Để tận dụng tối ưu nguồn nguyên liệu bà con có thể tham khảo: Máy băm nghiền đa năng máy có chức năng băm nghiền nhiều loại nguyên liệu. Bà con có tận dụng hết các nguyên liệu.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bà con Cách ủ vỏ cà phê hiệu quả. 

Chúc bà con thành công!

Tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật những thông tin, kỹ thuật hiệu quả cho nông nghiệp!

Để được cung cấp vật tư, nguyên liệu và tư vấn kỹ thuật làm Chế Phẩm Sinh Học EM1. Quý khách liên hệ:

CÔNG TY CPĐT TUẤN TÚ

Trụ sở chính: 40/1 Tân Phước, Phường 8, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VPGD: 129/17D đường Lê Đình Cẩn, khu phố 6, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM

Điện thoại: 0903 731 089 – 0984 930 099 – 0963 821 177 – 0945 796 556

Fax: (08) 3811 4735

Email: khomay68@gmail.com

Website: khomay.vn