Kĩ thuật ươm cây cà phê hiệu quả nhất được bà con áp dụng phổ biến

Cà phê là loại cây trồng lâu năm, có giá trị kinh tế rất lớn. Hiện nay, nhu cầu ngày càng tăng cao của mặt hàng này khiến việc trồng cà phê đem lại lợi nhuận không nhỏ cho nhiều địa phương. Để giúp bà con có thể đạt được hiệu quả và năng suất cao nhất chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật ươm cây cà phê chuẩn nhất ngay sau đây!

Hướng dẫn kỹ thuật ươm cây cà phê từ hạt giống

Bước 1: Chọn hạt giống

Trong kỹ thuật ươm cây cà phê, khâu đầu tiên là chọn hạt giống. Những hạt này phải được lấy từ quả của những cây có sức sống tốt, cho năng suất cao và ổn định nhất trong khu vườn.

kỹ thuật ươm cây cà phê

Hạt cà phê vối làm giống

Hạt giống cà phê cần được bóc vỏ, sau đó ủ từ 10-12 giờ và rửa sạch lớp nhớt. Cuối cùng phơi hạt tại nơi có bóng râm cho đến khi có độ ẩm từ 20 -30%.

Khi chuẩn bị ươm cà phê, bạn ngâm hạt giống trong nước ấm (khoảng 50 -60 độ C) khoảng 8 tiếng để hạt dễ nảy mầm. Trong khi ngâm, bạn có thể loại bỏ những hạt lép, hạt bị đen, hỏng… Nếu mua hạt giống, hãy chọn mua ở những địa chỉ lâu năm, uy tín và tin cậy.

Bước 2: Ươm hạt cà phê

Theo kinh nghiệm của nhiều người trồng cà phê lâu năm, bạn có thể ươm hạt giống trên luống đất hoặc ươm trực tiếp từng hạt vào các bầu ươm. Cả hai cách này, bạn đều phải chuẩn bị đất ươm cây và khu vườn ươm có lưới che kín.

Kỹ thuật ươm cây cà phê

Dựng lưới che kín khu đất ươm cà phê

Đất ươm phải tơi, xốp và được trộn phân vi sinh (hoặc phân chuồng hoai mục) cùng phân lân để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Ươm hạt cà phê trong bầu đất

Lưu ý, với kỹ thuật ươm cây cà phê trong bầu đất, bạn sử dụng loại vỏ bầu nilon 16 x 25 cm hoặc 18 x 25 cm màu đen, không sử dụng loại vỏ bầu có kích thước nhỏ hơn sẽ khiến chất dinh dưỡng trong bầu đất không đủ để cung cấp cho cây cà phê giống. Không chỉ vậy, túi bầu quá nông, nhỏ sẽ làm rễ cây con bị cong, không khỏe mạnh.

kỹ thuật ươm cây cà phê

Cây cà phê được ươm và phát triển trong bầu đất

Khi chuẩn bị đất để cho vào vỏ bầu, bạn cần lấy loại đất mặt tơi, xốp, có độ ẩm vừa phải để trộn với phân bón theo tỉ lệ: 1 xe cút kít (xe rùa) đất + 3 – 5 Kg phân chuồng hoai mục (hoặc phân vi sinh) + 100 – 200g phân lân. Bạn có thể tham khảo cách làm bầu ươm chi tiết nếu chưa biết kỹ thuật này.

Sau khi chuẩn bị xong các bầu đất, xếp các bầu ươm thành từng hàng 12 chiếc (hoặc tùy theo diện tích nơi đặt bầu đất) để tiện ươm cây và chăm sóc. Nơi đặt bầu ươm phải dùng lưới nilon che kín để giữ ấm và phòng chống sâu bệnh.

Sau khi ươm cây khoảng 6 tháng, bạn có thể đưa cây cà phê giống trồng vào vườn.

Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, tiện và phải trải qua ít công đoạn làm việc.Tuy nhiên, do trực tiếp ươm hạt vào bầu đất ngay, bạn sẽ khó quản lý và lựa chọn các cây giống tốt, rễ cọc hơn.

Ươm hạt cà phê trên luống đất

kỹ thuật ươm cây cà phê

Hạt cà phê được ươm trên luống đất

Tương tự như ươm cà phê trong bầu đất, kỹ thuật ươm cây cà phê trên luống đất cũng phải chuẩn bị loại đất mặt nhỏ vụn, tơi, xốp sạch sẽ. Để có loại đất này, các bạn dùng vồ đập nhỏ đất thịt hoặc sử dụng các loại máy xay đất vườn ươm để nghiền nhỏ.

Sau đó, bạn trộn thêm các loại giá thể như: cát, vỏ trấu, xơ dừa hoặc mùn cưa đã qua xử lý vào đất đã nghiền để làm đất luôn tơi, xốp trong thời gian ươm giống, giúp rễ cây cà phê dễ dàng mọc thẳng.

Tiếp đó, vun chỗ đất đã chuẩn bị thành từng luống. Có chiều rộng khoảng 1m, cao khoảng 15 – 20cm và bắt đầu ươm hạt. Rắc một lớp hạt lên mặt luống, đảm bảo các hạt không chồng lên nhau là được. Sau đó, lần lượt phủ thêm một lớp đất mỏng và một lớp rơm/ trấu hoặc mùn cưa… lên trên. Dùng bình phun sương tưới nước cho hạt.  Bạn cần luôn giữ ẩm cho luống đất để tạo điều kiện giúp hạt dễ nảy mầm.

Người thực hiện phải đảm bảo luống không bị đọng nước, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào khu đất ươm. Đồng thời, luôn đảm bảo cho đất trên luống không bị xói mòn khi tưới nước hoặc trời mưa mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho hạt.

Sau khoảng vài tuần, hạt cà phê bắt đầu nảy mầm, bạn có thể bỏ bớt lớp rơm/ trấu che luống và tiếp tục tưới nước bình thường.

kỹ thuật ươm cây cà phê

Chọn cây cà phê lá sò (Hình a là cây đạt yêu cầu)

Lưu ý, chỉ thực hiện kỹ thuật ươm cây cà phê này như hướng dẫn cho đến khi hạt ươm bắt đầu mở lá sò là có thể tách cây ra khỏi luống và chuyển vào bầu ươm. Bạn hãy chọn những cây có rễ thẳng, thân mập, khỏe để làm giống.

Kỹ thuật ươm cây cà phê lá sò vào bầu ươm

Để thực hiện công việc này, bạn hãy tưới thật đẫm nước cho bầu đất. Sau đó dùng cây gỗ hoặc thanh tre (đường kính khoảng 1 cm). Vót nhọn cắm mạnh, thẳng vào chính giữa bầu để tạo lỗ trồng cây con. Lưu ý, độ sâu của lỗ phải tương đương với phần rễ của cây.

kỹ thuật ươm cây cà phê

Cây cà phê giống bắt đầu mở lá sò

Sau khi đặt rễ cây con vào lỗ, bạn dùng cây gỗ đó ép chặt đất xung quanh vào thân cây. Đồng thời nhẹ nhàng kéo cây lên một chút để rễ cây con được thẳng. Lưu ý, cần ép đất đủ chặt, không để còn khoảng trống đất quanh rễ cây sẽ khiến cây bị còi cọc hoặc chết đi.

Tưới nước ngay để giúp đất được lèn xuống các khoảng trống. Và giúp rễ cây nhanh chóng bám đất hơn.Sau đó, bạn tiếp tục chăm sóc cây (khoảng 5 – 6 tháng). Khi cây ra 5-6 cặp lá thì chuyển ra vườn trồng.

Áp dụng đúng kĩ thuật ươm cây cà phê này. Bạn sẽ dễ dàng có nhiều cây cà phê giống có rễ cọc. Và có thể chọn lọc thêm một lần để có các cây mọc tốt, khỏe trước khi đưa ra vườn. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc công việc của bạn sẽ phải trải qua nhiều khâu đoạn hơn, phức tạp hơn và cần cẩn thận hơn khi di chuyển cây lá sò vào bầu đất.

Lưu ý khi thực hiện kỹ thuật ươm cây cà phê giống:

kỹ thuật ươm cây cà phê

Thường xuyên tưới nước đảm bảo đủ độ ẩm cho cây giống

  • Trong thời gian ươm cây giống, cần bón thúc bằng phân đạm pha loãng với nước (tỉ lệ 0.1%). Khi cây cà phê con đã ra 1 cặp lá. Sau đó, cứ khoảng 25 ngày, bạn có thể tưới đạm một lần. Lưu ý phun rửa sạch lá bằng nước sạch sau khi tưới đạm để tránh làm lá non bị cháy.
  • Đặt bầu ươm ở những nơi cao ráo, không đọng nước và thường xuyên nhỏ cỏ dại cho cây.
  • Khi cây còn nhỏ, tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp để cây có thể phát triển khỏe mạnh.
  • Nếu phát hiện sâu hay dế làm hại cây giống. Hoặc cây bị nấm cần phun thuốc trừ sâu, diệt nấm cho cây.
  • Khi cây có 2 -3 cặp lá thật (đã phát triển hoàn thiện từ lá sò). Cứ khoảng 20 -30 ngày bạn cần phun thuốc phòng trừ nấm, gỉ sắt cho cây một lần.
  • Trong kỹ thuật ươm cây cà phê, lưu ý là không phun thuốc quá dày. Dễ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây. Mỗi lần phun thuốc phải cách nhau ít nhất 7 – 10 ngày. Bạn có thể phun bổ sung phân bón lá và vi lượng. Nếu thấy cây cỏi cọc, vàng vọt hay nổi gân xanh.
  • Trước khi trồng cây ra vườn, cây con cần phải được làm quen với ánh nắng ít nhất 1 tuần.

kỹ thuật ươm cây cà phê

Cây cà phê thực sinh đạt yêu cầu đủ điều kiện đem trồng

Hy vọng qua hướng dẫn kỹ thuật ươm cây cà phê này. Các bạn có thể tự ươm được cây cà phê giống hiệu quả. Tiết kiệm chi phí và có được một vườn cà phê chất lượng, năng suất cao. Hãy cùng đồng hành với web nông nghiệp Tuấn Tú để có được nhiều hơn những kiến thức liên quan đến nông nghiệp, chăn nuôi.

Chúc các bạn thành công!