Vỗ béo bò thịt bằng phương pháp nuôi nhốt hiện nay đang được nông dân nhiều địa phương áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu chọn được giống tốt và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi có thể cho thu nhập sau khi trừ chi phí từ 3 đến 3,5 triệu đồng/1 con trong thời gian từ 2 -3 tháng.

Đây là phương thức nuôi thâm canh tại chuồng để giảm vận động, nhằm làm cho bò đạt mức tăng trọng nhanh trong thời gian ngắn để có tỷ lệ thịt xẻ cao, tạo ra các vân mỡ trong các sớ cơ nên phẩm chất thịt được nâng cao, giảm chi phí sản xuất đồng thời tăng hiệu quả chăn nuôi. Phương pháp này không đòi hỏi phải có diện tích chăn thả, tận dụng được lao động và các sản phẩm phụ trong nông nghiệp. Đối với các tỉnh miền Bắc, có thể nuôi vỗ béo quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa Thu vì lúc này lượng cỏ tươi dồi dào và thời tiết cũng mát mẻ. Thời gian nuôi vỗ béo thường là 2 đến 3 tháng, tăng trọng bình quân 24 – 36 kg/tháng.

Hướng dẫn kỹ thuật Vỗ béo bò thịt bằng phương pháp nuôi nhốt

1. Chuẩn bị chuồng trại

   Chuồng nuôi vỗ béo bò thịt phải được xây dựng ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam, diện tích chuồng nuôi bình quân 3 – 5 m2/con. Tuỳ theo qui mô mà chuồng có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nền chuồng phải làm chắc, không láng trơn, có độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát.

Cần trang bị máng ăn, máng uống dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60 cm x 120cm, cao phía sau 80 cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo. Kích thước máng uống (dài x rộng x sâu) là 60 cm x 60 cm x 40 cm. Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng 30 cm, sâu 30 cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò với 1-1,5m, hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè, vv…

Có thể ngăn thành các ô rộng để nuôi nhốt 5-7 con cùng một chuồng hoặc dùng ống kẽm hàn thành cũi để nuôi nhốt riêng từng con.

2. Chọn bò để vỗ béo

   Bò lý tưởng để nuôi vỗ béo là bò có bộ khung cơ thể càng lớn càng tốt, loại bò này sẽ đạt được tốc độ tăng trọng khá nhanh, thời gian cần thiết vỗ béo bò chỉ cần khoảng 2 tháng. Có thể chọn mua bò trưởng thành gầy hoặc mua bò non lai Sind để nuôi vỗ béo. Trong trường hợp có nhiều bò cần vỗ béo, phải phân chia theo nhóm, đều về khối lượng và giới tính để dễ chăm sóc và nuôi dưỡng.

3. Vệ sinh thú y

Muốn vỗ béo bò, trước hết phải tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây:

Đối với ngoại ký sinh trùng: Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Neuguvon hoặc Asuntol hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa. Pha và sử dụng thuốc Nevugvon với liều phổ biến 1à 25g/lít nước, bổ sung 50ml dầu ăn và 20g xà phòng bột lắc đều trước khi sử dụng. Dùng bình phun đều lên cơ thể bò, đặc biệt là vùng bẹn, nách và yếm. Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc. Không để thuốc bám vào người, quần áo. Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.

Đối với nội ký sinh trùng: Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như: Levamisole, Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột và Fasinex điều trị sán lá gan.

Liều lượng: Levamisole 7,5%, dùng 1ml/20kg thể trọng. Fasinex dùng 1 viên /75kg thể trọng.

Cách sử dụng: Cho uống, trộn vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn.

Toàn bộ chuồng trại, máng ăn, máng uống cũng cần được cọ rửa sạch sẽ, tẩy trùng trước khi đưa bò vào nuôi. Trong quá trình nuôi luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ tẩy uế chuồng nuôi bằng dùng vôi bột, nước vôi (tỷ lệ 10%), dung dịch Iodin 5%, dung dịch Crezyl 3%. Có thể dùng rơm rạ lót nền chuồng vào mùa đông.

Tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò như: bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng, …

4. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng

    Thức ăn dùng vỗ béo bò bao gồm; thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin… căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để lựa chọn nguyên liệu thức ăn chính như sau:

+ Thức ăn thô xanh: các loại cỏ, thân lá ngô, thức ăn ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, bã rượu, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ hoa quả) chiếm tỷ lệ 55-60% vật chất khô trong khẩu phần.

+ Thức ăn tinh: là các loại hạt ngũ cốc, họ đậu, cám gạo, các loài khô dầu, thức ăn hỗn hợp chiếm 40-45% vật chất khô trong khẩu phần. Trên cơ sở các loại nguyên liệu thức ăn trên bổ sung khoáng và vitamin phối hợp thành phần hoàn chỉnh để vỗ béo bò.

Nguyên liệu thô dùng để phối hợp thức ăn tinh thường không phải nghiền nhỏ trừ ngô. Việc cân đo số lượng thành phần các nguyên liệu thức ăn khi phối trộn rất quan trọng. Đặc biệt đối với urê có trong khẩu phần. Vì nếu urê vượt quá giới hạn cho phép có thể gây ngộ độc. Vì vậy cần tuân thủ theo sự hướng dẫn khi cân nguyên liệu và kỹ thuật phối trộn cũng như khi cho bò ăn loại khẩu phần này. Đối với bê non thì không nên cho Urê vào khẩu phần ăn trực tiếp vì bộ máy tiêu hóa của bê non chưa phát triển hoàn thiện.

Bảng công thức phối trộn thức ăn tinh nuôi bò vỗ béo

Công thức

Nguyên liệu

(kg)

1 2 3 Sắn khô 67 72 65 Bột ngô 31 30 10 Cám gạo 8 Khô dầu đậu tương 5 Bột cá 9 5 2 Rỉ mật 5 Urê 3 3 3 Muối 1 1 1 Bột xương 1 1 1 Tổng cộng 112 112 100

  Tùy khối lượng cơ thể bò để xác định khẩu phần ăn cho phù hợp. Thông thường khẩu phần ăn cho một con bò vỗ béo trong một ngày là: Khối lượng thức ăn tinh bằng 0,75- 1,15% khối lợng cơ thể. Tương tự thức ăn thô xanh bằng 12% khối lượng cơ thể được tính toán cụ thể theo bảng sau:

Khẩu phần nuôi bò vỗ béo

ĐVT: kg/con/ngày

Khối lượng bò

(kg)

Cỏ tươi

(kg)

Rơm lúa, cỏ khô

(kg)

Thức ăn tinh

(kg)

200 15 5 1,5 230 20 5 2,0 260 20 5 2,5 290 25 5 3,0 320 30 5 3,5 350 30 5 4,0

Phương pháp cho ăn và tập cho bò ăn thức ăn tinh vô cùng quan trọng. Lúc đầu nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, ít thức ăn tinh để bò làm quen dần. Thức ăn thô xanh cần sử dựng kết hợp với thức ăn tinh. Để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh. Trong thời gian nuôi vỗ béo, cần tăng dần khẩu phần thức ăn tinh giàu năng lượng. Đồng thời hạn chế để bò vận động, nhất là vào giai đoạn cuối.

Để tăng năng suất lao động, giảm giá thành thức ăn và tận dụng triệt. Để nguồn thức ăn nên đầu tư Máy chế biến thức ăn chăn nuôi vào việc chế biến thức ăn cho bò nhốt.

Vỗ béo bò thịt bằng phương pháp nuôi nhốt

Máy băm nghiền đa năng 3A chạy bằng động cơ 2,2kw điện 220v có ba tác dụng chính:

– Băm được 500kg/giờ các loại thức ăn thô xanh để cho ăn luôn hoặc ủ chua như: cỏ voi, lá thân cây ngô, cây lạc, cây chuối, rơm, phụ phẩm nông nghiệp khác…để làm thức ăn thô xanh.

– Nghiền và trộn được 300kg/giờ các loại hạt ngũ cốc, săn lát, đỗ tương, lá keo dậu… thành bột để làm thức ăn tinh hỗn hợp

– Máy có thể nghiền nhuyễn 300kg/giờ  các loại thức ăn thành dạng nát nhuyễn để cho bò húp.

 Máy băm nghiền đa năng 3A do nhà sáng chế anh Nguyễn Hải Châu chế tạo. Bà con có thể liên hệ mua máy theo số điện thoại: 0914567869.

* Phương pháp cho bò ăn: Tốt nhất là trộn thức ăn tinh theo khẩu phần. Cùng với cỏ xanh chặt nhỏ cho ăn rải đều các bữa trong ngày; rơm, cỏ khô để riêng cho ăn tự do.

Cung cấp đầy đủ nước uống cho bò trong suốt quá trình nuôi. Nước uống phải sạch, không bị ô nhiễm. Tốt nhất là cho bò uống nước tự do. Nếu để bò thiếu nước uống sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng tăng trọng.

5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò vỗ béo

Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy cao độ khả năng sinh trưởng của bò. Khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh. Hiệu quả nuôi phụ thuộc vào các yếu tố như giống, tuổi giết mổ. Kỹ thuật nuôi dưỡng, một số tác động của môi trường. Và mức độ chênh lệch giá mua và giá bán. Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. Và chất lượng thịt thì giống là yếu tố quan trọng nhất. Khi chọn mua giống bò để nuôi vỗ béo. Đối với bê tơ thì nên chọn mua giống lai như lai Sind, lai Brahman. Nếu là bò trưởng thành nên chọn những con có bộ khung to, khỏe mạnh. Và không nên chọn những con đã quá già.