Trong bài viết Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà tây hiệu quả dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con những yêu cầu cần thiết để có đàn gà tây khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, mời bà con quan tâm theo dõi!

Gà tây hay còn được gọi là gà Lôi, có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện đang được bà con nuôi nhiều ở nước ta. Lông gà tây có màu xám trắng hoặc xám đen, một số có lông màu trắng.Gà trống có màu lông sặc sỡ, mào và tích tròn dài. Gà trưởng thành từ 28 đến 30 tuần tuổi có thể đạt được 5 – 6 kg/con trống và 3 – 4 kg/con mái và bắt đầu giai đoạn đẻ trứng. Gà tây tự ấp trứng, mỗi lứa đẻ được 10 – 12 quả, trọng lượng từ 60-65 g/quả, thời gian ấp từ 28 đến 30 ngày, tỷ lệ nở khoảng 65 – 70%, tỷ lệ nuôi sống 60 – 65%, sản lượng trứng của 1 con gà mái là 70 – 80 quả/năm.

Gà tây có nhiều ưu điểm: sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, giúp tiết kiệm lương thực, thể trọng lớn, thời gian tăng trưởng dài, thịt ngon, chất lượng tốt, tỷ lệ mỡ rất thấp (dưới 0,5%) và có tỷ lệ protein cao (trên 22%).

Kỹ thuật nuôi gà tây

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà tây hiệu quả

Thức ăn của gà tây bao gồm cả đậu đỗ, ngũ cốc, cám. Ngoài ra, trong khẩu phần ăn của gà tây thì khoảng 30 – 40% là cỏ lác, rau xanh. Vì vậy, người nuôi gà tây thường chăn thả trên những cánh đồng, bãi cỏ hoặc trong những sân vườn rộng.Chuồng nuôi gà tây cần cao ráo, thoáng mát, không ẩm thấp.Nếu tiết trời âm u, ướt át, lạnh lẽo, ta không nên cho gà ra ngoài vào những lúc đó vì gà sẽ dễ mắc bệnh.

Thường thì gà tây chỉ khó nuôi ở giai đoạn từ 3 tháng tuổi trở lại. Thời gian này cần đầu tư đủ thức ăn cho gà và tiêm phòng theo đúng lịch, giữ ấm và đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch sẽ, thông thoáng ấm áp.

Gà tây dễ nuôi hơn sau khi được 3 tháng tuổi. Chúng ăn khỏe, lớn nhanh và ít bệnh tật. Gà tây nuôi 6 – 7 tháng thì có thể xuất bán.Tùy vào từng giống (gà tây trắng, gà tây đen, gà tây lông màu đồng) mà trọng lượng của chúng có thể đạt được từ 10 – 20kg/con. Con trống thường lớn hơn con mái. Giá thịt gà tây cũng khá cao, từ 90.000-120.000 đồng/kg.

Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

Kỹ thuật nuôi gà tây (gà lôi)

I. Giai đoạn nuôi úm gà con từ 1 đến 4 tuần tuổi

1. Lồng úm gà tây:

Lồng úm gà con thường được đóng bằng nẹp tre, khung gỗ hoặc lưới mắt cáo 1 x 1cm, có nắp đậy với kích thước 2 x 1 x 0,5m. Nếu không có lồng, bà con cũng có thể úm nền, lót trấu sạch và khô dày khoảng 10-15cm. Trong tuần úm đầu tiên, bà con nên thay giấy lót hàng ngày, 3 tuần đầu cần úm cho gà đủ ấm và để tránh chó, mèo, chuột….

Mật độ úm: 1-2 tuần úm với mật độ 50 con/m2; 2-4 tuần úm khoảng 25 con/m2.à m²

Nhiệt độ úm: Bà con sử dụng đèn điện 75W sưởi ấm và thắp sáng cho gà. Lồng úm có thể úm bằng đèn dầu hoặc gas, nhưng phải đủ nhiệt độ cho gà.

– Tuần thứ 1: từ 35 – 32oC.

– Tuần thứ 2: 29 – 31oC.

– Tuần thứ 3: 25 – 28oC.

– Tuần thứ 4: Úm với nhiệt độ bình thường.

Mỗi tuần giảm dần 3oC là thích hợp.

Giao đoạn úm gà tây

2. Thức ăn cho gà tây

Trong giai đoạn từ 1 – 2 ngày đầu, bà con nên cho gà ăn hạt ngô (bắp) xay nhuyễn. Từ ngày thứ ba trở đi, bắt đầu cho ăn thức ăn hỗn hợp của gà con: 22% protein thô, năng lượng trao đổi 2.900-3.000 Kcal/kg thức ăn.

– Tuần thứ nhất: Từ 20 đến 30 g/con/ngày.

– Tuần thứ 2: 42 – 50 g/con/ngày.

– Tuần thứ 3: Từ 60 – 70 g/con/ngày.

– Tuần thứ 4: Từ 80 – 100 g/con/ngày.

Chú ý: Nên cho  gà ăn nhiều lần trong ngày (ít nhất  là từ 4 đến 5 lần/ngày).

3. Nước uống cho gà tây

Bà con dùng nước sạch, mát đựng trong bình nhựa cho gà con uống, có thể bổ sung sinh tố tổng hợp:  Ovimix  hoặc B-complex.

II. Giai đoạn gà choai 5 – 8 tuần tuổi

1. Chuồng nuôi gà tây

Chuồng nuôi cần được lót trấu dày 8-10cm, thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo… Với mật độ từ 8 – 10 con/m2, và chuyển dần sang giai đoạn nuôi thả vườn.

2. Thức ăn gà tây

Thức ăn cho gà tây cần có 20% protein thô, 2.800-2.900 Kcal/kg thức ăn năng lượng trao đổi, có thể dùng thức ăn tự trộn hoặc thức ăn hỗn hợp, nhưng phải cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là khoáng, đạm và sinh tố… Gà tây có khả năng tiêu hóa và hấp thụ tốt thức ăn thô xanh, cho nên ngay từ giai đoạn này cần tập trung cho gà ăn rau xanh. Cho ăn 3 – 4 lần/ngày.

Bà con có thể sử dụng máy băm nghiền đa năng 3A, với những tính năng cần thiết cho chăn nuôi như: nghiền nát nhuyễn, nghiền bột khô, băm nhỏ sản phẩm nông nghiệp, sẽ giúp bà con nâng cao hiệu quả công việc cũng như giảm bớt được thời gian và công sức lao động.

3. Nước uống

Cần cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà tây trong suất thời kỳ sinh trưởng và phát triển của gà Tây..

III. Giai đoạn gà thả vườn 9 – 28 tuần tuổi

+ Giai đoạn nuôi thịt thả vườn:

1. Chuồng nuôi gà tây

Chuồng nuôi gà tây nên lót trấu dày 8-10cm, khô ráo,  thoáng mát, sạch sẽ, nên gác kèo đậu trong chuồng cho gà ngủ, nghỉ, mật độ thích hợp nhất là 4-5 con/m2. Cũng có thể nuôi gà bằng chuồng sàn, trên ao thả cá sẽ có hiệu quả kinh tế cao.

2. Thức ăn gà tây

Yêu cầu lượng protein thô từ 16-18%, năng lượng trao đổi từ 2.800 đến 2.900 Kcal/kg thức ăn.

3. Nước uống

Cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch và mát cho gà đặt dưới bóng mát các gốc cây.

4. Vỗ béo gà tây

Khoảng 7-10 ngày trước khi xuất bán. Bà con nên vỗ béo gà tây bằng cách cho gà ăn tấm, lúa, gạo, bắp xay nấu.

+ Giai đoạn hậu bị thả vườn: Cần chú ý cho gà ăn vừa phải để hạn chế khối lượng, tránh béo quá hay gầy quá, không nên vỗ béo gà hậu bị để nuôi sinh sản vì gà tây đẻ kém.

Gà tây có trọng lượng lớn

IV. Giai đoạn gà tây sinh sản

1. Thức ăn: Yêu cầu thức ăn cho gà đẻ yêu cầu cao hơn gà thịt, 18-20% protein thô. Năng lượng trao đổi 2800-2900 Kcal/kg thức ăn. Vì vậy cần bổ sung thức ăn giàu đạm, sinh tố và giàu khoáng cho gà như: cua, cá, tôm… Gà tây ăn nhiều rau, mỗi ngày có thể ăn khoảng 300-400 g/con.

Bà con có thể sử dụng nguồn thức ăn thô xanh sẵn có tại gia đình để chế biến cám viên cho gà tây bằng các sản phẩm máy ép cám viên do Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp, vừa đảm bảo an toàn, không lo lắng về những chất phụ gia, vừa giảm được chi phí đầu vào. Với Máy ép cám viên đàn vật nuôi của bà con sẽ chủ động được trong nguồn dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và lớn nhanh

2. Ghép trống mái: Gà từ tuần tuổi 25 – 26. Bà con nên ghép trống mái cho gà theo tỷ lệ thích hợp, 1 trống/5-6 mái.

3. Ổ đẻ: Đóng  ổ cho gà bằng ván gỗ hoặc nẹp. Kích thước 1,2 × 0,4 × 0,6m, để xung quanh vách chuồng cho gà đẻ.

4. Bảo quản trứng ấp:  Trứng cần được bảo quản trong phòng mát từ 18 đến20 độ C là tốt nhất,  trong điều kiện bảo quản không tốt, thì chỉ nên để tối đa là 5-6 ngày trước khi đưa trứng vào máy ấp.

V. Phòng bệnh cho gà tây

Cần thực hiện 3 sạch: ở sạch, ăn sạch, uống sạch, bổ sung vitamin và kháng sinh cho gà 3-5 ngày để tăng sức đề kháng, cần thường xuyên theo dõi đàn gà để phòng, trị bệnh kịp thời. Giai đoạn gà con, gà tây hay bị bệnh đậu, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa.

Để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng chống các bệnh truyền nhiễm thì cần phải có phương pháp phòng bệnh định kỳ cho gà.Tiêm phòng các loại vaccin đầy đủ.

STT Ngày tuổi Các loại vaccine
1 4 ngày tuổi 50mg/1kg thể trọng Octamix, 50mg/1kg thể trọng Gentadox, cùng các loại vitamin tổng hợp, GlucoK-C.
2 5 ngày tuổi Các loại vaccin Lasota, thuốc nhỏ mắt, mũi để phòng bệnh Newwcastle.
3 7 ngày tuổi Các loại vaccin Gumboro D78 lần 1, thuốc nhỏ mắt, mũi, phòng chủng đậu, màng cánh.
4 8 – 12 ngày tuổi Các loại vaccin Tylanvet 1g/1 lít, các loại vitamin tổng hợp.
5 14 – 16 ngày tuổi Các loại vaccin Gumboro D78 lần 2, thuốc Coxymax, Vetpro, Baycox, sử dụng trong 2 ngày để phòng bệnh cầu trùng.
6 15 ngày tuổi Các loại vaccin chống dịch cúm gia cầm, tiêm dưới da cổ

 

Trên đây là bài viết hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà tây hiệu quả. Cám ơn bà con đã quan tâm theo dõi và kính chúc bà con thành công!

Tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật những kỹ thuật chăn nuôi mới nhất và tìm cho mình những sản phẩm, thiết bị phù hợp nhất!