Thức ăn nuôi cá hiện nay được các hộ nuôi thủy sản tôm cá có quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng các loại nguyên liệu từ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương, rẻ tiền để phối chế thức ăn nuôi cá. Nguồn nguyên liệu để phối chế thức ăn truyền thống thường là cám, cá tạp và được phối chế với tỷ lệ khác nhau. Việc nắm bắt giá trị dinh dưỡng của từng nguồn nguyên liệu và phương thức phối chế thức ăn là cần thiết nhằm sử dụng có hiệu quả và kinh tế nhất trong nuôi cá.

Để đảm bảo dinh dưỡng cho cá phát triển tốt, đạt chất lượng cao, người nuôi cần nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của cá, trong đó nhu cầu chất đạm từng giai đoạn phát triển rất quan trọng.

thức ăn nuôi cá

Thức ăn nuôi cá

* Nguyên liệu

– Nhóm nguyên liệu tươi có nguồn gốc động vật bao gồm cá tạp, ốc, tôm tép, giun… Có nguồn gốc thực vật như rau, bèo, cỏ, lá xanh. Nhóm nguyên liệu tươi thường được chế biến cho cá ăn ngay trong ngày hoặc ủ lên men rồi cho ăn, cũng có khi cho ăn ngay, trực tiếp.
 
– Nhóm nguyên liệu khô có nguồn gốc thực vật bao gồm các loại hạt như ngô, thóc, gạo, đậu tương, sắn…, Có nguồn gốc động vật như bột cá, thịt, xương, cám gạo, đậu nành… các nguyên liệu này, bà con dùng máy chế biến thức ăn chăn nuôi để xay nhỏ trước khi chế biến. Bà con có thể sử dụng Máy ép cám viên nổi để tạo ra nguyên liệu cho đàn cá nuôi.
 

Máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3A của nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu.

Đối với thành phần bột cá, bà con có thể mua ở chợ hoặc chế biến tự phơi khô.

* Công thức chế biến

Ở dạng viên, các nguyên liệu khô được phối trộn theo công thức (gạo, ngô, sắn, bột cá…). Sau khi được nghiền nhỏ và trộn theo tỷ lệ (thông thường 30% bột ngô + 30% cám + 10% bột cá + 10% thóc nghiền + 20% bột đỗ tương). Nếu có điều kiện nên ủ men trước khi cho ăn; một số thức ăn tinh bột khi chế biến được nấu chín thì cá tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng nuôi mà điều chỉnh cho thích hợp. Khi nắm hỗn hợp nguyên liệu lại có hình 5 đầu ngón tay. Không bị tơi ra là đạt và chuyển lên máy ép cám tạo viên nổi.

Máy ép viên thức ăn thủy sản của nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu.

Lưu ý khi đưa lên máy tạo viên, nếu nuôi kích thước cá nhỏ bà con dùng mắt sàng có đường kính nhỏ để tạo viên nhỏ cho phù hợp với cỡ miệng của con cá. Nếu cá lớn thì dùng mắt sàng có kích thước lớn. Sau khi tạo viên xong, đem ra ngoài nắng phơi. Lưu ý nên phơi trên nền xi măng hoặc nền gạch để thức ăn của không bị bẩn. Nếu bà con có máy sấy thì nên sấy ở nhiệt độ 60 – 70%. Tuyệt đối không sấy ở nhiệt độ cao quá vì dễ làm thức ăn bị biến tính. Khi thức ăn đã khô, bà con cất vào thùng. Hoặc bao kín để nơi khô thoáng tránh không để thức ăn bị ẩm mốc. Nếu không có máy tạo viên, hàng ngày, bà con nấu chín hỗn hợp đã xay theo phương pháp thủ công để cho cá ăn.

Bà con lưu ý nên cho cá ăn theo giờ nhất định. Để cá có phản xạ tìm kiếm thức ăn theo giờ. Khi sử dụng thức ăn tự chế sẽ giúp cho bà con hạ giá thành trong chăn nuôi. Tăng hiệu quả kinh tế và tận dụng tốt các nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phương thức chăn nuôi tốt nhất. Với những chiếc máy chế biến thức ăn chăn nuôi do nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu chế tạo:

CÔNG TY CPĐT TUẤN TÚ

VPDG: 129/17D đường Lê Đình Cẩn, khu phố 6, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM

Điện thoại: 0984 930 099 – 0945 796 556

Fax: (08) 3811 4735

Email: khomay68@gmail.com