Phát thải nhà kính trong chăn nuôi tầm ảnh hưởng và hướng xử lý? Phát thải nhà kính trong chăn nuôi đề cập đến việc thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động liên quan đến chăn nuôi động vật. Góp phần đáng kể vào tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, làm gia tăng biến đổi khí hậu. Hãy cùng kỹ thuật khomay tìm hiểu kỹ hơn về phát thải nhà kính và hướng xử lý.

Phát thải nhà kính trong chăn nuôi tầm ảnh hưởng và hướng xử lý?

Phát thải nhà kính trong chăn nuôi tầm ảnh hưởng và hướng xử lý?

I. Phát thải nhà kính trong chăn nuôi tầm ảnh hưởng và hướng xử lý?

 

  • Methane (CH₄): Khí methane được thải ra chủ yếu từ quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại như bò, cừu và dê. Quá trình này gọi là lên men dạ cỏ. Ngoài ra, methane còn được sinh ra từ quá trình phân hủy chất thải động vật trong các bể chứa phân hay đống phân ngoài trời.
  • Nitrous Oxide (N₂O): Khí nitrous oxide được tạo ra từ phân và nước tiểu của động vật. Khi phân và nước tiểu tiếp xúc với vi khuẩn trong đất, các quá trình vi sinh vật biến đổi nitrogen trong phân thành nitrous oxide.
  • Carbon Dioxide (CO₂): Mặc dù không phải là nguồn phát thải chính từ chăn nuôi, carbon dioxide vẫn được thải ra từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch cho các hoạt động liên quan như sản xuất và vận chuyển thức ăn chăn nuôi, vận hành máy móc nông nghiệp và xử lý phân.

Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng

II. Làm sao để giảm phát thải nhà kính trong chăn nuôi?

1. Cải thiện khẩu phần ăn cho động vật:

 

  • Sử dụng thức ăn chất lượng cao: Thức ăn có chất lượng tốt sẽ giúp tăng hiệu quả tiêu hóa. Và giảm lượng khí methane thải ra từ quá trình lên men dạ cỏ.
  • Thêm phụ gia vào thức ăn: Một số phụ gia như dầu thực vật, tảo biển. Hoặc các chất ức chế enzyme có thể giúp giảm phát thải methane từ động vật.

2. Quản lý chất thải chăn nuôi:

 

  • Xử lý phân hiệu quả: Sử dụng bể ủ phân hữu cơ ( biogas ) để biến chất thải thành năng lượng sạch. Đồng thời giảm phát thải methane từ quá trình phân hủy phân.
  • Ủ phân đúng cách: Ủ phân dưới điều kiện kiểm soát để giảm phát thải khí nhà kính và tạo ra phân bón hữu cơ chất lượng cao.
  • Xử lý phân ủ: với quy mô chăn nuôi nhiều, chủ nông trại có thể tham khảo: Dây chuyền sản xuất phân hữu cơ, là thiết bị phổ biến hiện nay, đang được nhiều nông trại áp dụng. Tận dụng nguồn phân sẵn có và tạo ra nguồn thu tốt tới các hộ trồng cây đem lại nguồn thu tốt

3. Cải thiện giống và quản lý đàn:

 

  • Chọn lọc giống tốt: Chọn giống động vật có hiệu suất chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Giúp giảm lượng thức ăn cần thiết và giảm phát thải khí nhà kính.
  • Quản lý đàn hiệu quả: Giảm số lượng động vật nhưng tăng năng suất. Giúp giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi.

 

4. Áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững:

  • Nông nghiệp kết hợp: Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt. Để tận dụng tối đa tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính.
  • Trồng cây che phủ: Sử dụng cây che phủ để bảo vệ đất và tăng khả năng hấp thụ carbon.

5. Sử dụng công nghệ hiện đại:

  • Theo dõi và quản lý phát thải: Sử dụng các thiết bị và phần mềm. Để theo dõi và quản lý lượng phát thải khí nhà kính từ các hoạt động chăn nuôi.
  • Áp dụng công nghệ mới: Sử dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải và quản lý thức ăn để giảm phát thải khí nhà kính.

Việt Nam hiện tại đang tham gia chương trình chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính. Chính vì vậy tất cả ngành nghề trong đó có chăn nuôi đang được yêu cầu giảm phát thải nhà kính. Các trang trại chăn nuôi, nông hộ,… cần cập nhật thông tin và hướng đến mô hình chăn nuôi hiệu quả, đạt chuẩn phù hợp với quy định của nhà nước đề ra.

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Tham khảo thêm bài viết khác:

Ứng dụng của dòng máy băm cỏ trong chăn nuôi