Việt Nam chủ động sản xuất được vắc xin lở mồm long móng. Đây là thông tin nổi bật, được công bố tại Hội nghị tổng kết năm 2017. Và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức ngày 18/12 tại Hà Nội. Tự sản xuất được vắc xin lở mồm long móng đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc nghiên cứu các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc gia cầm, tiến tới chấm dứt nhập khẩu khẩu vắc xin, tiết kiệm trên 100 triệu USD/năm, mở ra một nền chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nước ta.

Việt nam chủ động sản xuất vắc xin lở mồm long móng: Toàn cảnh lễ công bố

Toàn cảnh lễ công bố

Đại diện Chi cục Thú y vùng VI – Bạch Đức Lữu cho hay, sau nhiều giai đoạn nghiên cứu. Đảm bảo các tiêu chí khoa học, kỹ thuật theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE). Chi cục Thú y vùng VI đã chọn ra 3 vi rút có khả năng phát triển thành vắc xin.

Từ đó, chọn 1 mẫu vi rút lở mồm long móng type O có tên “RAHO6/FMD/O-135. Dòng ME-SA/PanAsia” đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật để sản xuất vắc xin theo khuyến cáo của OIE.

Chi cục Thú y vùng VI đã chuyển giao giống vi rút lở mồm long móng cho 3 doanh nghiệp trong nước dùng để sản xuất vắc xin. Hiện các doanh nghiệp đang gấp rút triển khai, dự kiến, quý 2 năm 2018. Sẽ có vắc xin sản xuất ở quy mô công nghiệp và lưu hành. Và tiến tới không phải nhập khẩu vắc xin lở mồm long móng.

Công ty Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet cho biết, từ tháng 8.2016 đã xây dựng dây chuyền sản xuất vắc xin lở mồm long móng với công suất thiết kế 20 triệu liều/năm. Đến nay, đã hoàn thiện xong cơ bản nhà xưởng, kho lạnh bảo quản bán thành phẩm… Đào tạo nhân sự chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuất vắc xin. Dự kiến, quý 2 năm 2018 sẽ có vắc xin sản xuất ở quy mô công nghiệp và lưu hành.

Việt Nam chủ động sản xuất được vắc xin lở mồm long móng

Công ty RTD là một trong 3 doanh nghiệp được Bộ NNPTNT cho phép tham gia thực hiện Đề án “Thí điểm sản xuất vắc xin thương mại sử dụng chủng vi rút lở mồm long móng lưu hành tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020”, cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT tạo điều kiện và ưu tiên đẩy nhanh hơn nữa quá trình kiểm nghiệm, khảo nghiệm và đăng ký lưu hành vắc xin lở mồm long móng; xây dựng cơ chế chính sách để doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào các chương trình quốc gia phòng. Chống dịch bệnh thông qua cơ chế đặt hàng/hoặc chỉ định thầu. Đặc biệt trong giai đoạn đầu khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam chủ động sản xuất vắc xin lở mồm long móng: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường (thứ hai, từ trái sang) tại lễ công bố.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường (thứ hai, từ trái sang) tại lễ công bố

Đây là lần đầu tiên ngành thú y Việt Nam và doanh nghiệp phối hợp sản xuất được vắc xin lở mồm long móng. Đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Bởi hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu 100% lượng vắc xin, trung bình mỗi năm. Cần 40 – 50 triệu liều vắc xin từ ngoài vào với chi phí lên tới 20 – 30 triệu USD.

Lần đầu tiên Việt Nam chủ động sản xuất được vắc xin lở mồm long móng

Từ năm 2018, vacxin lở mồm long móng “made in Việt Nam” sẽ ra mắt. (Ảnh: theo nongnghiep.vn)

Theo ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y. Năm 2018 ngành tiếp tục chủ động phối hợp với các địa phương triển khai nhiều biện pháp. Nhằm ngăn chặn dịch, bệnh trên gia súc, gia cầm bùng phát. Đặc biệt là kế hoạch tiêm phòng vắc xin sớm để chủ động phòng bệnh. Trước thời điểm có thể xảy ra hạn hán, mưa lũ… vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Dự phòng vắc xin và hóa chất để xử lý các ổ dịch.

Bên cạnh đó, hướng dẫn các địa phương xây dựng cơ sở. Vùng an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản…

Theo Cục Thú y, năm 2017, nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp nên dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, vẫn còn có một số ổ dịch xuất hiện rải rác tại một số địa phương. Bên cạnh đó, một số địa phương vẫn chưa chủ động lập kế hoạch phòng, chống dịch. Và bố trí kinh phí triển khai thực hiện.

Mặc dù, hiện không có ổ dịch nào nhưng Cục Thú y cũng khuyến cáo. Các địa phương không chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt là nơi có ổ dịch cũ, nguy cơ cao… Đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch bệnh…

Ngoài ra, Cục Thú y cũng ban hành 97 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, an toàn thực phẩm… với số tiền gần 4 tỷ đồng./.