Cây ngô và các phụ phẩm từ ngô sau khi thu hoạch bắp có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao là nguồn thức ăn rất tốt cho gia súc nhai lại. Vì thu hoạch đồng loạt nên nguồn phụ phẩm này chỉ mới được bà con tận dụng một phần nhỏ làm thức ăn xanh cho gia súc, còn lại phần lớn để khô làm chất đốt và để lãng phí ngoài đồng. Trong khi đó, những tháng mùa đông ở miền Bắc tình trạng thiếu hụt thức ăn kéo dài dẫn đến nhiều gia súc bị chết đói và lạnh có khi lên tới 20% tổng đàn.Và, phương pháp ủ chua thân cây ngô là thức ăn cho gia súc là giải pháp hữu hiệu để khắc phục những khó khăn cho bà con.

Ủ chua cây ngô

Tại sao Ủ chua thức ăn là giải pháp hữu hiệu?

– Tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp khi thu hoạch đồng loạt.

– Dự trữ và chủ động nguồn thức ăn cho gia súc lúc khan hiếm thức ăn.

– Đơn giản, dễ làm, có thể bảo quản được lâu dài (6-12 tháng)

– Thức ăn có mùi thơm dễ chịu, chất dinh dưỡng tăng lên, gia súc thích ăn.

– Kích thích khả năng tiêu hóa của vật nuôi.

Có 2 hình thức ủ chua: dùng túi ủ và hố ủ. Tùy vào điều kiện lượng thức ăn nhiều hay ít, khoảng không gian, nơi bảo quản … mà bà con chọn hình thức ủ cho phù hợp.

1. Chuẩn bị

1.1  Nguyên liệu

– Thân, lá ngô, bẹ, vỏ bắp, lõi ngô

– 5% Rỉ mật (có thể thay thế bằng đường nâu)

– 0,5% Muối

– Rơm hoặc bã mía khô ( trường hợp độ ẩm nguyên liệu quá cao)

(Ví dụ: 100 Kg nguyên liệu cần 5 Kg rỉ mật và 0,5 Kg muối)

1.2  Dụng cụ

Ủ chua cần số lượng lớn nguyên liệu, để đạt hiệu quả tốt nhất, bà con nên sử dụng máy để băm nghiền nguyên liệu cho đồng đều và nhanh chóng. Dụng cụ để ủ chua cây ngô gồm:

a. Máy băm cỏ 3A (hoặc Máy băm nghiền đa năng 3A)

b. Thiết bị ép cỏ 3A

– Thiết bị đầm nén cỏ (hố ủ)

– Thiết bị nén ép cỏ (túi ủ)

c. Các dụng cụ khác

– Túi ủ chua 3A: Có lớp ngoài là bao tải dứa chắc chắn, lớp trong là chất nhưạ dẻo đảm bảo độ bền dẻo và kín tuyệt đối trong quá trình ủ. Mỗi túi ủ có thể chưa được 40-50 kg nguyên liệu, thuận tiện và dễ dàng cho bà con khi cho gia súc ăn.

– Nilon, bạt, cân và các dụng cụ cần thiết

1.3  Mặt bằng

– Phương pháp ủ chua bằng túi ủ: bà con cần chuẩn bị nhà kho để chứa.

– Phương pháp ủ chua bằng hố ủ: Chọn nơi xây hố ủ bằng phẳng, cao ráo, sạch sẽ.

+ Hố ủ đất: tránh những mạch nước ngầm.

+ Hố ủ xây xi măng: xây thêm mái che để tránh mưa, nắng.

2. Sơ chế nguyên liệu

2.1  Băm nguyên liệu:

Trước khi tiến hành băm, bà con cần đảm bảo điều kiện sau:

– Nguyên liệu cần nhặt bỏ sạch lá úa, sâu bệnh, đất cát

– Chuẩn bị nguồn điện phù hợp

– Chọn chế độ băm 3-5 cm

– Cho ngô và phụ phẩm ngô vào Máy băm cỏ cắt thành từng đoạn 3-5 cm.

– Khi có sự cố bà con cần dừng máy và kiểm tra lại.

Cây ngô băm nhỏ

2.2 Phơi héo:

Sau khi băm, bà con đem ra phơi héo ngô khoảng nửa ngày để ngô mất bớt nước.Khi phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo để ngô héo đều, tránh tình trạng lớp bên trên khô, bên dưới vẫn tươi. Sau khoảng 4-6 giờ, bà con tiến hành kiểm tra độ ẩm của ngô bằng cách lấy ngẫu nhiên 1 ít ngô nắm chặt trong lòng tay:

+ Nếu thấy nước vừa rịn qua kẽ tay thì độ ẩm đã đạt để đem ủ

+ Nếu nước chảy thành giọt qua kẽ tay thì độ ẩm quá cao, bà con cần bổ sung thêm rơm, cỏ khô.

+ Nếu mở tay ra mà ngô vỡ ra, không giữ nguyên hình nắm tay thì độ ẩm quá thấp, bà con bổ sung thêm nước sạch đến khi độ ẩm vừa đủ

3. Cách tiến hành

Ủ chua là phương pháp đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên để công nghệ đạt thành công Bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Nguyên liệu để ủ phải sạch, không nhiễm vi sinh vật có hại cho vật nuôi hay đất cát, tạp chất.

– Trước khi ủ, độ ẩm nguyên liệu cần được đảm bảo. Quá ướt nguyên liệu sẽ thối nhũn, quá khô gây mốc và cuối cùng quá trình ủ chua khó diễn ra.

– Trong khi ủ, môi trường trong hố ủ phải yếm khí (không có oxy). Nếu bà con không nén chặt, để không khí lọt làm chết vi khuẩn yếm khí và quá trình lên men lactic không thể xảy ra.

Cách 1: Ủ chua dùng túi ủ

Lựa chọn chất lượng túi ủ là chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công của ủ chua. Túi ủ chua 3A do Công ty CP đầu tư Tuấn Tú phân phối là sự lựa chọn thông thái của bà con.

Bao ủ chuaBao ủ chua

B1. Rải 1 lớp nguyên liệu ra nền có trải nilon (bạt) dày khoảng 20-30 cm

B2:  Rắc đều muối và rỉ mật lên nguyên liệu sau đó trộn đều các nguyên liệu với nhau

B3: Cứ làm như thế cho tới khi nguyên liệu vừa hết.

B3: Cho hỗn hợp trên vào túi ủ chua 3A, vừa cho vừa ép thật chặt từng lớp một

B4: Phủ một lớp rơm khô khoảng 5cm lên trên bề mặt thức ăn ủ chua, vuốt hết không khí rồi buộc chặt miệng túi bằng dây cao su.

B5: Bảo quản túi ở nơi râm mát có mái che, tránh nước mưa và chuột cắn túi.

Cách 2: Ủ chua bằng hố ủ

v  Hố đất: Sau khi chọn được mặt bằng thích hợp, bà con tiến hành đào hố ủ với đường kính 1m, chiều cao 1m. Không nên đào sâu qúa sẽ khó khăn trong việc tiến hành ủ. Cứ 1m3 hố ủ thì ủ được 400-450 kg nguyên liệu. Tuỳ vào lượng thức ăn mà bà con bố trí kích thước hố ủ cho phù hợp

B1: Buộc đáy túi nilon thật chặt bằng dây cao su, đặt lót bên trong hố ủ sao cho túi nilonvưà với hố. Hoặc bà con có thể lót đáy và thành hố ủ bằng 2 lớp lá chuối.

B2: Cho ngô đã sơ chế vào túi nilon, vừa cho vừa dùng chân (dụng cụ nén) nén thật chặt xung quanh hố. Cứ khoảng 10-15cm, bà con rắc muối và rỉ mật. Tiếp tục làm như thế cho tới khi đầy hố ủ sao cho nguyên liệu vừa hết.

B3: Phủ một lớp rơm khô khoảng 5cm lên trên bề mặt thức ăn ủ chua. Dậy kín miệng hố bằng nilon, bạt

B4: Phủ đất lên hố ủ, đầm nén thật chặt lớp đất và tạo hình mai rùa để nước mưa không thấm vào hố ủ.

V. Hố ủ xi măng:

Bà con tiến hành xây hố ủ với thể tích 1,5m3 với chiều cao là 1,5m. Một hố ủ, bà con có thể ủ được 400- 500kg nguyên liệu. Trước khi ủ, hố ủ cần được vệ sinh sạch sẽ, lót 1 lớp nilon hoặc 1 lớp rơm khô để khả năng giữ nhiệt của hố được tốt.

Rỉ mật đường

Bước 1: Cho nguyên liệu đã sơ chế vào hố ủ lớp dày 20-30 cm, đồng thời nén thật chặt xung quanh hố.

Bước 2: Rải rỉ mật và muối lên trên lớp nguyên liệu này

Bước 3:Tiếp tục thực hiện lại bước 1 và 2 cho đến khi vừa hết các nguyên liệu theo tỉ lệ

Bước 4: Sau khi đầy hố ủ, bà con tiến hành phủ 1 lớp rơm khô lên mặt hố rồi đậy kín miệng hố bằng nilon (bạt)

4. Thời gian ủ

Sau 40-50 ngày, ngô ủ chua có thể sử dụng cho gia súc ăn. Thức ăn ủ chua đạt yêu cầu khi:

– Màu vàng nâu đậm

– Có mùi chua nhẹ như mùi dưa muối

– Không mốc

Nếu bảo quản tốt, thức ăn ủ chua có thể bảo quản được từ 6-12 tháng.

5. Cách cho gia súc ăn

– Kĩ thuật cho gia súc quen với thức ăn giai đoạn đầu: Là dạng thức ăn chế biến theo cách khác, có mùi vị khác nên bà con cần có thời gian tập cho gia súc làm quen dần dần.

Trong 2-3 ngày đầu:

+ Giảm khẩu phần ăn hằng ngày của vật nuôi và thay vào đó là thức ăn ủ chua. Trộn thức ăn tinh và 1 phần thức ăn ủ chua, hòa với nước ấm

+ Cho gia súc ăn 2 bữa/ 1 ngày thay vì 3 bữa/1 ngày để gia súc đói và cảm giác muốn ăn.

Những ngày tiếp theo tăng dần dần lượng thức ăn ủ chua lên sao cho thức ăn ủ chua chiếm ¼ khẩu phần ăn hằng ngày của gia súc. Bữa ăn trong ngày cũng được đảm bảo.

– Lấy từng lớp  cho gia súc ăn, sau đó buộc chặt lại cũ, chống nước mưa thấm vào.

– Cho gia súc ăn trực tiếp, không nên nấu chín sẽ làm mất vitamin và các chất dinh dưỡng

– Tùy loại vật nuôi và thời kì sinh trưởng mà bà con cho ăn lượng thích hợp. Không cho gia súc nhỏ, đang bú sữa mẹ ăn

+ Lợn nái, lợn thịt (trên 50kg) ăn 2-3kg/ ngày.

+ Lợn choai (20-30kg) ăn 1-2kg/ngày.

+ Trâu bò được ăn thêm thức ăn ủ chua chúng sẽ béo khoẻ, lớn nhanh, cày kéo tốt và tiết kiệm được thức ăn tinh bổ sung.

Ủ chua cây ngô

6. Một số lưu ý

– Khi ủ lấy thức ăn cho gia súc, chỉ lấy 1 góc (không lật toàn bộ)

Tùy thuộc vào số lượng gia súc mà quyết định khối lượng đống ủ vì khi đã mở đống ủ để lấy thức ăn thì không thể tiêp tục dự trữ phần còn lại được mà phải lấy cho đến hết, sau đó lại ủ đống khác.

– Thức ăn ủ chua bị thối nhũn, mốc, mùi khó ngửi bà con cần loaị bỏ, không được sử dụng.

Trên đây là hướng dẫn cách ủ chua cây ngô và các phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc. Đơn giản và hiệu quả, cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi và chúc bà con thành công!

Tiếp tục đồng hành cùng khomay.vn để cập nhật những kỹ thuật chăn nuôi mới nhất và những sản phẩm hữu dụng cho nông nghiệp!