Nhận thấy việc sử dụng thuốc thủy sản chi phí cao, người nuôi ít có lãi. Nên chàng trai trẻ 8X Trần Phúc Hậu (ngụ thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre). Tìm cách tạo ra chế phẩm sinh học từ bã mĩa. Một nguyên liệu sẵn có kết hợp với một công thức đặc biệt. Để sử dụng và cung cấp cho bà con nuôi tôm.
Năm 2014, sau khi tốt nghiệp đại học, Hậu lựa chọn con đường về quê lập nghiệp. Với dự án khởi nghiệp là sản xuất chế phẩm sinh học bằng bột bã mía nhằm. Giúp người nuôi tôm giảm chi phí sản xuất và cải thiện môi trường nuôi.
Hậu chia sẻ: “Lúc đó khi tìm hiểu trên mạng internet thấy tác dụng của bã mía có một số chất có thể tạo màu nước, kích thích tảo có lợi phát triển, cải thiện môi trường nuôi nên tôi tìm tòi nghiên cứu. Khi đó, không có bã mía nên tôi nhờ người đi thu gom từ những xe bán nước mía trong vùng rồi mua máy băm nghiền đa năng 3A về xay nhuyễn, ủ men vi sinh để thử nghiệm”.
Bột bã mía thành phẩm giúp cải thiện môi trường nuôi tôm
Ban đầu, Hậu thử nghiệm trên chính ao nuôi của gia đình và những hộ bà con ở xung quanh. Sau 2 tháng thử nghiệm thành công chàng thanh niên đã mạnh dạn sản xuất để chào hàng, cung cấp cho người nuôi tôm. Nguyên liệu bã mía được anh Hậu nghiền nhỏ bằng Máy băm nghiền đa năng
Khi đó, bột bã mía được ủ lên men 72 giờ với các thành phần như mật rỉ đường, chế phẩm men vi sinh có lợi, nước sạch… Sau khi thành phẩm sẽ cung ứng cho người dân sử dụng trong ao tôm với giá 5.000 đồng/kg. Người nuôi tôm sẽ sử dụng chế phẩm sinh học này bón vào ao tôm ngay sau khi làm ao để phân hủy bùn hữu cơ; ngay trong thời điểm nuôi để tạo màu nước, kích thích tảo có lợi phát triển…
Bã mía |
Máy băm nghiền đa năng |
Chế phẩm EM1 |
Rỉ mật đường |
Chế phẩm sinh học từ bột bã mía – Con đường thành công của chàng trai trẻ 8X
Hậu cho biết: “Bột bã mía có nguồn gốc từ thiên nhiên nên sử dụng rất tốt. Để cải tạo môi trường nuôi sau thời gian dài nuôi tôm bằng các sản phẩm thuốc thủy sản. Khi sử dụng, người nuôi không chỉ giảm 50% so với sử dụng thuốc thủy sản. Mà còn giúp kích thích tảo có lợi phát triển, ổn định màu nước, ngăn ngừa khí độc. Cung cấp hệ vi sinh đường ruột giúp tôm nuôi phát triển. Phân hủy bùn bã hữu cơ dưới đáy ao…”.
Ban đầu người nuôi khá dè dặt khi sử dụng chế phẩm từ bột bã mía của Hậu. Tuy nhiên, sau nhiều vụ thành công, người nuôi trong vùng và cả các tỉnh xung quanh. Đã tìm đến đặt hàng mang chế phẩm sinh học này về sử dụng trong ao nuôi tôm. Hậu bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất, không mua xác mía về xay nữa. Mà đặt hàng bã mía từ nhà máy đường đem về ủ để cung cấp cho người dân. Hiện tại, mỗi ngày Hậu bán được 500 kg bột bã mía cho người nuôi trong vùng và cung ứng khoảng 5 tấn/tháng cho người nuôi ở các tỉnh lân cận như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Theo Hậu, nếu trừ đi chi phí nhân công. Nguyên liệu sẽ thu lợi nhuận khoảng 2.000 đồng/kg từ sản phẩm bột bã mía. Tính ra, mỗi tháng Hậu “bỏ túi” từ 30 đến 40 triệu đồng từ mô hình độc đáo này. Hiện tại, nhu cầu của thị trường khá lớn nên dự kiến Hậu sẽ mở rộng sản xuất để hạ giá thành, nghiên cứu các chế phẩm khác để phục vụ cho người nuôi tôm.
Chiếc máy xay bã mía lúc mới bắt đầu khởi nghiệp của Hậu
Ông Mai Văn Hưng (xã Bình Thới, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) cho biết: “Nhờ người giới thiệu nên tôi mua bộ bã mía của Hậu về sử dụng thấy hiệu quả khá cao. Bột bã mía này làm cải thiện môi trường nước, kích thích tảo có lợi phát triển. Thời gian gần đây dịch bệnh tràn lan, môi trường nuôi bị ô nhiễm nên theo tôi việc sử dụng bột bã mía sẽ rất hiệu quả để cải thiện môi trường nuôi và giảm chi phí nuôi”.
Ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre. Chủ tịch Hội đồng tư vấn khởi nghiệp tỉnh Bến Tre cho biết: “Mô hình khởi nghiệp từ bột bã mía của Hậu là một trong số ít mô hình của tỉnh có sự sáng tạo để tạo ra sản phẩm sinh học phục vụ nhu cầu thị trường được đánh giá rất cao. Thời gian qua, Hội đồng tư vấn đã trực tiếp hỗ trợ thủ tục, đăng ký sản phẩm; tiếp cận ngân hàng để mở rộng sản xuất”.
Hiện tại, Hậu đang kêu gọi đầu tư để xây dựng nhà máy sản xuất vi sinh. Nhằm giảm giá thành sản xuất, giúp người nuôi tăng thêm lợi nhuận. Chàng thanh niên 8X này đang quyết tâm cùng nông dân làm giàu trên chính quê hương của mình. Và tìm ra giải pháp cải thiện môi trường nuôi trong hoàn cảnh dịch bệnh, ô nhiễm ngày càng tăng như hiện nay.